| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng ngô đông

Thứ Hai 18/11/2019 , 10:20 (GMT+7)

Những năm gần đây, xã Lâm Thượng luôn là điểm sáng trong phong trào sản xuất vụ đông của huyện Lục Yên (Yên Bái), đặc biệt là cây ngô. 

10-41-05_cy_ngo_dong_o_lm_thuong_luon_dem_li_hieu_qu_kinh_te_cho_nguoi_dn_noi_dy
Ngô đông Lâm Thượng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người dân địa phương đã thay đổi nhiều trong tư duy sản xuất, coi vụ đông là một trong những vụ sản xuất chính, góp phần tăng giá trị kinh tế.

Những ngày cuối tháng 10/2019, các cánh đồng xã Lâm Thượng đều được phủ bởi màu xanh mướt mắt của ngô và các loại rau. Tiếng nói cười râm ran hòa cùng không khí lao động khẩn trương của bà con khiến “bức tranh quê” như bừng sáng.

Vừa nhanh tay vun những luống ngô xanh mướt, ông Lý Phương Vân, thôn Nà Kèn Nặm Trọ, vừa chia sẻ: “Gia đình tôi có 6 sào ruộng, nếu như trước đây sau khi thu hoạch vụ mùa, đất đó chỉ để hoang cho cỏ mọc thì khoảng 5 năm trở lại đây, không năm nào gia đình tôi để ruộng hoang vào vụ đông. Gia đình tôi tập trung vào trồng ngô góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình...".

Là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên cấp ủy, chính quyền xã rất tích cực đưa cây, con giống mới năng suất, hiệu quả kinh tế cao và cơ giới hóa vào sản xuất. Chuyển đổi sản xuất theo hướng “Mùa sớm, xuân muộn, không để ruộng bỏ hoang trong vụ đông”.

Năm nay, xã Lâm Thượng được huyện giao chỉ tiêu trồng 160 ha hoa màu các loại; trong đó, ngô là cây trồng chủ lực với diện tích trên 90%. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã đã trồng được trên 160 ha hoa màu. Trong đó, ngô trồng được trên 150 ha. Trung bình hàng năm, năng suất ngô của xã đạt trên 50 tạ/ha, cây ngô đông từ nhiều năm nay đã khẳng định là cây trồng chủ lực.

 Lãnh đạo xã Lâm Thượng với phương châm “Không để ruộng bỏ hoang trong vụ đông” đã chỉ đạo các thôn khẩn trương thu hoạch lúa mùa để lấy đất trồng cây vụ đông; tập huấn khoa học kỹ thuật, liên hệ với các cơ sở cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho người dân; xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu trồng hoa màu cho từng thôn, bản. Hướng dẫn bà con trồng xen các loại cây màu và đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.

Ngoài ra, xã cũng chỉ đạo bà con chủ động trữ nước ở các ao, mương, đập để tưới nước cho cây nếu gặp khô hạn sau gieo trồng, có phương án cụ thể đối phó với lũ, ngập lụt vào đầu vụ và mưa rét vào cuối vụ; khuyến cáo người dân bón phân cân đối, hợp lý; thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Ông Hoàng Xuân Đán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên khẳng định: “ Từ nhiều năm nay, xã Lâm Thượng luôn là địa phương đi đầu trong toàn huyện về trồng cây vụ đông, đặc biệt là cây ngô, cây ngô đã đem lại hiệu quả trong sản xuất cho bà con trên địa bàn. UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã tham quan, học tập mô hình của Lâm Thượng để nhân ra diện rộng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính”.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.