| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang

Chủ Nhật 13/12/2020 , 16:50 (GMT+7)

Đến cuối năm 2020, Kiên Giang có 79/117 xã đạt chuẩn, đề nghị công nhận thêm 2 huyện NTM Gò Quao và Giồng Riềng, chính là điểm sáng của tỉnh trong xây dựng NTM.

Thẩm định thêm 2 huyện NTM

Ngày 12 và 13/12, Đoàn thẩm định Trung ương, do ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng đoàn đã thẩm định hồ sơ và đi khảo sát thực tế đối vối huyện Gò Quao, Giồng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020.

Đoàn thẩm định Trung ương, do ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng đoàn đã thẩm định hồ sơ và đi khảo sát thực tế đối vối huyện Gò Quao, Giồng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn thẩm định Trung ương, do ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng đoàn đã thẩm định hồ sơ và đi khảo sát thực tế đối vối huyện Gò Quao, Giồng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Tại huyện Gò Quao, đoàn đã đi khảo sát đánh giá thực tế một số xã NTM, các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, mô hình phát triển sản xuất khóm - tôm, lúa - tôm, nuôi trồng thủy sản, chế biến các sản phẩm từ khóm, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, huyện đã có 10/10 xã đạt chuẩn NTM và huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM.

Kinh tế của huyện Gò Quao phát triển và tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt gần 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 55,6 triệu đồng/người/năm.

Qua 10 năm triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Gò Quao, như: điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch nông thôn, bưu chính viễn thông… phát triển khá đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nông nghiệp tập trung sản xuất đúng theo định hướng cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với từng vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mạnh dạn chuyển đổi trên 2.700 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, trồng khóm, hồ tiêu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Xây dựng được 6 nhãn hiệu tập thể cho các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện. Đầu tư cơ bản hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho gần 91% diện tích sản xuất nông nghiệp.

Năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.811 tỷ đồng, tăng hơn 3.256 tỷ đồng so với năm 2010. Diện tích cây lúa gieo trồng đạt gần 54.000 ha, diện tích cây khóm, hồ tiêu, cây ăn trái và rau màu các loại đều tăng, chăn nuôi được duy trì theo hướng an toàn sinh học. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 16.600 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt hơn 2.800 tấn.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Chủ tịch UBND huện Gò Quao cho biết: “Qua thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đã phát huy hiệu quả, ngày càng có nhiều hộ nông dân tận dụng hết tiềm năng, lợi thế đất đai, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, tạo ra nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Nhiều ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển. Công tác giáo dục, y tế, dạy nghề, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường, cảnh quan được nâng cao… bộ mặt nông thôn đã có bước thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên”.

Đoàn thăm cơ sở chế biến các sản phẩm từ khóm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn thăm cơ sở chế biến các sản phẩm từ khóm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Khảo sát tình hình thực tế xây dựng NTM tại huyện Giồng Riềng, ngoài việc thẩm tra việc thực hiện các tiêu chí, đoàn đã đi thăm là nghề truyền thống sản xuất bánh tráng Thạnh Hưng.

Thời gian qua, huyện Giồng Riềng đã tập trung triển khai các chủ trương, chính sách xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả, đã huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn ngày càng đồng bộ. Nhận thức của phần lớn nhân dân và cán bộ về xây dựng NTM có chuyển biến rõ nét, nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, dân chủ cơ sở được mở rộng, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, thu nhập ngày càng nâng. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo.

Diện mạo nông thôn đổi mới

Làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang vế kết quả xây dựng NTM, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT), đánh giá: “Xây dựng NTM có nhiều cái được, mang lại lợi ích cho người dân nông thôn.

Đó là cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp với các tuyến đường hoa, điện thắp sáng làng quê. Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng rau màu, mô hình trồng hồ tiêu leo cây tràm kết hợp nuôi ong (ở Gò Quao, Giồng Riềng), mô hình kết hợp lúa - khóm - tôm, nghề đan lục bình (Gò Quao)… Thu nhập được nâng lên rõ rệt, như huyện Giồng Riềng bình quân đạt hơn 57 triệu đờng, Gò Quao đạt 55,6 triệu đồng. Đây là mức thu nhập khá cao so với khu vực và cả nước”.

Đoàn thẩm định Trung ương, do ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng đoàn đã thẩm định hồ sơ và đi khảo sát thực tế đối vối huyện Gò Quao, Giồng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn thẩm định Trung ương, do ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương làm Trưởng đoàn đã thẩm định hồ sơ và đi khảo sát thực tế đối vối huyện Gò Quao, Giồng Riềng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường - Bộ TN-MT) cho rằng, môi trường nông thôn đã có nhiều chuyển biến, ý thức người dân cũng được nâng lên. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã được thu gom, xử lý. Tuy nhiên, cần phân loại rác tại nguồn. Rác hữu cơ có thể xử lý tại gia đình như chôn lấp, làm phân hữu cơ. Phụ phẩm nông nghiệp cần thu gom, xử lý thành quy trình khép kín, phục vụ lại cho nông nghiệp. Rác vô cơ, chất thải rắn cần được thu gom xử lý tập trung.

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đánh giá, điểm sáng trong xây dựng NTM của Kiên Giang chính là đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân, cần có sự tham gia của các đoàn thể xã hội, làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức của người dân, tích cực tham tham gia. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá tốt, chẳng hạn như huyện Gò Quao, khi xã Định Hòa được chọn làm xã điểm của Trung ương cách đây 10 năm, việc đi lại rất khó khăn, nhưng nay đường đã được nhựa hóa, bê tông hóa, đi lại thuận tiện. Gò Quao là huyện có đông đồng bào Khmer nhưng nay đã có nhiều thay đổi, từ tập quán sinh hoạt, tới tổ chức sản xuất đều hiện đại.

Theo ông Tiến, Kiên Giang là tỉnh trọng điểm về du lịch của cả nước, nên rất có tiềm năng về phát triển về du lịch cộng đồng, sản phẩm OCOP… Các địa phương nên phát triển du lịch cộng đồng gắn văn hóa địa phương, như phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Khmer, làm các điểm du lịch nông nghiệp…

"Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM, Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả. Đến nay, đã có 1/15 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Tân Hiệp). Đang hoàn thiện hồ sơ 2 huyện Giồng Riềng và Gò Quao trình Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn NTM. Đối với xã NTM, đang hoàn tất hồ sơ thẩm định xã Hòa Chánh (U Minh Thượng) và xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất) đạt chuẩn NTM. Lũy kế đến cuối năm 2020 có 79/117 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân toàn tỉnh đạt 17,6 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 10 tiêu chí. Đối với xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đang hoàn tất hồ sơ thẩm định xã Tân Hiệp A và Tân An (huyện Tân Hiệp), xã Thạnh Hưng (huyện Giồng Riềng) đạt chuẩn NTM nâng cao", ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

    Tags:
Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.