| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL: 2 mũi đột phá - phát triển giáo dục và đào tạo nghề

Thứ Sáu 19/06/2009 , 10:38 (GMT+7)

Với lợi thế về vị trí địa lý, thế mạnh về nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng và nguồn nhân lực dồi dào, ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng của các tỉnh phía Nam...

Hôm qua (18/6), trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL năm 2009 tổ chức tại An Giang, các Bộ: LĐ-TB-XH, GD- ĐT, BCĐ Tây Nam bộ cùng các tỉnh đã sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng về phát triển GD- ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010.

Với lợi thế về vị trí địa lý, thế mạnh về nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng và nguồn nhân lực dồi dào, ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng của các tỉnh phía Nam. Nhưng thực tế cho thấy nhiều lợi thế, thế mạnh của ĐBSCL vẫn đang tồn tại ở dạng “tiềm năng”, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế toàn vùng. Một trong những nguyên nhân được các đại biểu chỉ ra là chất lượng nguồn nhân lực nói chung, lao động có tay nghề nói riêng của ĐBSCL còn thấp. Trong hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL thì giải pháp phát triển nguồn nhân lực được xem là mấu chốt cần được ưu tiên đi trước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu: Nguồn năng lực đào tạo nghề ở ĐBSCL còn quá thấp. Sau 3 năm phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề (2006- 2008), cả vùng mới có thêm 5 trường CĐ nghề, 1 trung cấp nghề, 20 trung tâm dạy nghề. Thứ trưởng yêu cầu, quy mô tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trong vùng hàng năm phải nâng lên. Các địa phương khi triển khai các phương thức dạy nghề phải đa dạng, linh hoạt thông qua việc lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia với ngân sách địa phương, gắn dạy nghề với tạo việc làm và thị trường lao động. Điển hình như hình thức dạy nghề lưu động cho người dân tộc thiểu số Khmer ở Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh; đặt hàng dạy nghề cho VINASHIN ở Hậu Giang.

Hạn chế lớn nhất là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng ĐBSCL năm 2008 mới chỉ đạt 20,58%, và có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh Cần Thơ, Long An với tỷ lệ đạt từ 24% đến 35,2%, trong khi Bến Tre và Hậu Giang, Kiên Giang…chỉ đạt từ 11,4% đến 15,4%. Số lượng cơ sở dạy nghề vùng nông thôn rất ít.

Ông Lưu Phước Lượng, Phó Trưởng BCĐ Tây Nam bộ cho biết: "Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề chưa nhiều, đến đầu năm 2009 toàn vùng mới có 2.634 giáo viên dạy nghề". Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ĐBSCL liên tục tăng lên, ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua dự án Tăng cường năng lực dạy nghề năm 2006- 2009 là 508 tỷ đồng, bên cạnh đó nguồn đầu tư từ các DN và tổ chức trong vùng đã tham gia vào dạy nghề qua số lượng các cơ sở dạy nghề tư thục năm 2006 là 102 cơ sở, đã tăng lên 124 cơ sở năm 2008.

Các tỉnh như Sóc Trăng đã được nhà chùa nhượng quyền sử dụng đất với diện tích vài ha đất để xây dựng cơ sở dạy nghề. Các chùa ở Kiên Giang còn tổ chức các lớp học nghề cho người nghèo, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề đã được cải thiện, sau khi tham gia các khóa đào tạo, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động được nâng lên, kỷ luật tác phong công nghiệp có nhiều tiến bộ, nhờ đó có khoảng 60% đến 70% người học sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Yến sào Khánh Hòa ký kết hợp tác với 2 đối tác Trung Quốc

Công ty Yến sào Khánh Hòa đã ký kết hợp đồng hợp tác với Trung tâm Chuỗi lạnh quốc tế Mai Sơn và Tập đoàn Đồng Nhân Đường (Trung Quốc).

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.