| Hotline: 0983.970.780

Điện năng lượng mặt trời phục vụ tưới cây

Thứ Ba 04/06/2019 , 15:45 (GMT+7)

Thời gian gần đây một số nhà vườn ở tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạng đầu tư điện năng lượng mặt trời phục vụ cho việc tưới, tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

Tấm năng lượng mặt trời được lắp tại nhà nông dân.

Mô hình tưới tự động và sử dụng năng lượng mặt trời giảm được chi phí sản xuất, công lao động, là giải pháp lý tưởng giúp cho người dân ở những khu vực chưa có điện lưới quốc gia phủ tới và thiếu điện chủ động hơn trong sản xuất.

Vừa chuyển đổi hơn 1 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít Thái siêu sớm, ông Võ Hữu Thiện đã mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tự động và dùng năng lượng mặt trời, bước đầu sản xuất thuận lợi, nhàn hạ hơn.

Ông Thiện cho biết, tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm được chi phí điện sử dụng, chi phí đầu tư cho hệ thống tưới điện năng lượng mặt trời khoảng 45 triệu đồng trên 1 hệ thống cho 1 ha vườn, sau khi sử dụng từ 5-6 năm có thể hoàn lại vốn, trong khoảng 20 năm còn lại sử dụng điện miễn phí.

Ông Huỳnh Thiện Liêm, Giám đốc Công ty TNHH Điện mặt trời Mekong cho biết, một số nơi không có điện hoặc điện yếu nêu đã đưa sử dụng hệ thống tưới tiêu bằng năng lượng mặt trời vào sử dụng cho vườn, ruộng nhà mình, thời gian tưới tiêu khoảng 2 - 3 giờ trong 1 ngày, năng lượng điện dư có thể sử dụng cho gia đình.

"Những tấm pin năng lượng mặt trời được làm từ nhiều tế bào quang điện được chuyển hóa trực tiếp từ năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện. Số lượng năng lượng mặt trời được lắp càng nhiều thì công suất tạo ra điện càng lớn, dòng điện một chiều được ra từ các tấm pin sẽ thu thập tại cái tấm biến tầng biến đổi thành dòng điện xoay chiều có tác dụng và công suất không khác điện lưới quốc gia cung cấp", ông Liêm chia sẻ.

Mô hình này bước đầu giúp nông dân chủ động hơn trong công việc sản xuất cũng như góp phần giảm dần lượng khí phát ra ở nhà kính, tiến dần đến phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất