| Hotline: 0983.970.780

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Thứ Sáu 04/04/2025 , 09:35 (GMT+7)

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Cỏ dại tấn công đồng ruộng tại ĐBSCL. Ảnh: Hoàng Uyên.

Cỏ dại tấn công đồng ruộng tại ĐBSCL. Ảnh: Hoàng Uyên.

Trong quá trình canh tác lúa, ngoài sâu, bệnh và các sinh vật gây hại khác, cỏ dại là mối đe dọa thường xuyên, nguy hiểm và khiến nhà nông đau đầu nhất. Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Tác hại của cỏ dại trên đồng ruộng

Cỏ dại cạnh tranh trực tiếp với cây lúa về dinh dưỡng, nước, ánh sáng và không gian sinh trưởng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại không chỉ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây lúa mà còn làm gia tăng chi phí lao động, giảm lợi nhuận.

Bên cạnh việc tranh giành nguồn sống với lúa, cỏ dại còn là nơi trú ẩn của nhiều loài sâu, bệnh hại trú ngụ tấn công cây lúa. Hơn nữa, với mật độ cao, cỏ dại tạo môi trường thuận lợi cho chuột trú ẩn và sinh sản gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng và thất thu năng suất.

Ngoài ra, hạt cỏ lẫn khi thu hoạch sẽ làm giảm chất lượng gạo hàng hóa và xuất khẩu. Vì vậy việc kiểm soát cỏ dại không hiệu quả làm tăng chi phí sản xuất để phòng trừ, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế của người trồng lúa.

Theo thống kê ở các nước trồng lúa tại châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ chác lác gây ra trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Thậm chí cỏ dại có thể gây thất thu gần như toàn bộ năng suất trong trường hợp bà con hoàn toàn không phòng trừ cỏ dại. Đặc biệt, các loại cỏ như lồng vực, đuôi phụng… có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn lúa, dễ dàng lấn át cây trồng chính. 

Khó khăn trong quản lý cỏ dại trên đồng ruộng

Tại Việt Nam, quản lý cỏ dại vẫn là thách thức lớn đối với nông dân trồng lúa. Nông dân hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phòng trừ, phải phun đi phun lại nhiều lần làm tốn công và chi phí mà hiệu quả không cao.

Nghiêm trọng hơn, đối với những vùng đất phèn, việc phòng trừ cỏ rất khó khăn, nhà nông phải phun hơn 3 lần/vụ song hiệu quả không như mong muốn. Bên cạnh đó, việc phối trộn nhiều loại thuốc cỏ và phun xịt nhiều lần khiến cây lúa kém phát triển, có khả năng bị ngộ độc cao. Trường hợp lúa bị ngộ độc, nhà nông cần phải rải phân dặm, làm tăng chi phí canh tác.

Ông Trương Văn Sơn hiện canh tác hơn 6ha ruộng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về những khó khăn mà ông đang phải đối mặt trong quản lý cỏ dại: “Tôi đang làm đất, còn vài bữa nữa là bắt đầu sạ lúa vụ hè thu sắp tới. Mỗi đầu vụ nông dân vùng tui đau đầu với cỏ dại".

Ông Sơn cho biết thêm, vùng ông thường không xử lý cỏ đầu vụ vì không đủ nước. Việc xử lý cỏ trễ hơn tạo ra nhiều thách thức do các giải pháp hiện tại không thể quản lý cỏ triệt để mặc dù đã phun 2-3 lần, cỏ sót nhiều làm giảm năng suất lúa.

Ông Trương Văn Sơn, nông dân huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về những khó khăn trong quản lý cỏ dại. Ảnh: Hoàng Uyên.

Ông Trương Văn Sơn, nông dân huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ về những khó khăn trong quản lý cỏ dại. Ảnh: Hoàng Uyên.

Đồng cảnh ngộ với ông Sơn, ông Nguyễn Văn Nhanh, nông dân tại thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũng có nhiều nỗi lo về cỏ dại. Ông Nhanh cho biết, vùng đất ông đang sản xuất lúa là đất phèn nên rất khó quản lý cỏ, vụ nào cũng phải phun 2-3 lần, phối trộn nhiều loại thuốc diệt cỏ mới có thể tạm chấp nhận. Việc phun xịt nhiều lần tốn nhiều tiền thuốc, công phun, phải rải thêm phân dặm vừa tốn công, tốn chi phí, lợi nhuận không cao. 

Việc phòng trừ cỏ hiện ngày càng khó khăn do cỏ dại đã có tính chống chịu, thậm chí đã có tính kháng với các hoạt chất cũ trên thị trường. Vì vậy, nhà nông vẫn cần giải pháp phòng trừ cỏ hiệu quả cao trên 3 nhóm cỏ, linh hoạt trong mọi điều kiện đất, nước, nhiệt độ khác nhau, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường và con người, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập trong canh tác lúa.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất