| Hotline: 0983.970.780

Diễn tập phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Lào Cai

Thứ Tư 05/12/2018 , 15:04 (GMT+7)

Sáng 5/12, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức diễn tập tình huống giả định dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Lào Cai để thao dượt các biện pháp ứng phó khẩn cấp, nhằm chủ động  phòng, chống hiệu quả dịch này khi xảy ra ở nước ta.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và lãnh đạo tỉnh Lào Cai thị sát cuộc diễn tập

Tình huống giả định được đặt ra là phát hiện ổ dịch xảy ra trong nội địa, từ đó các lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp như: Báo cáo tình hình dịch, lấy mẫu, khoanh vùng, tiêu hủy lợn mắc bệnh; tiếp đó là tổng vệ sinh bằng tiêu độc khử trùng, thiết lập vùng dịch, vùng đệm; kiểm soát giết mổ, cấm vận chuyển lợn từ vùng dịch đến các nơi khác…

Tại xã biên giới Bản Qua, huyện Bát Xát, các lực lượng chức năng, nòng cốt là Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai đã thực hành tại hiện trường khoanh vùng dịch, lấy mẫu bệnh phẩm, tiêu hủy lợn chết do dịch bệnh, bảo đảm nhanh, gọn, an toàn. 

Diễn tập phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Lào Cai

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, việc diễn tập nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng, quy trình thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp để phòng, chống hiệu quả dịch tả lợn châu Phi trong thực tế. Qua đó, cũng tuyên truyền đến người dân về mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi và cách phòng, chống đạt kết quả cao nhất.

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại Trung Quốc. Tại đây đã xuất hiện 83 ổ dịch, thuộc 22 tỉnh, thành phố, làm 570 nghìn con lợn bị chết. Nguy hiểm hơn, ổ dịch gần nhất cách biên giới nước ta chỉ khoảng 150 km, nên nguy cơ xâm nhập vào nội địa là rất cao.

Thực hành phun khử trùng phương tiện đi vào vùng dịch

Với tổng đàn lợn lên đến 37 triệu con của Việt Nam hiện nay, nếu để dịch bệnh xâm nhập những thiệt hại sẽ rất khó lường hết đối với người chăn nuôi và nền kinh tế đất nước. Vì vậy người chăn nuôi và cơ quan chức năng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu. Giám sát chặt chẽ, không để lây nhiễm qua đường biên giới, do vậy phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới. Triển khai vệ sinh, khử trùng tiêu độc các khu vực chăn nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi giám sát đàn lợn tại gia và trang trại.

Theo ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai do có đường biên giới với Trung Quốc, địa phương đã chủ động phòng, chống dịch. Lào Cai đã tăng cường phòng chống việc nhập lậu, thẩm lậu lợn qua biên giới. Chỉ đạo tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24 qua các lối mở. Qua các cửa khẩu chính, Lào Cai kiểm soát chặt cả người lẫn hàng hóa, phòng việc giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác đưa qua biên giới.

Thực hành lấy mẫu bệnh phẩm tại hiện trường
Tiêu hủy lợn bị dịch bệnh
Được biết, tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục tổ chức diễn tập tại tỉnh Đồng Nai, nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đối với các cơ quan chức năng và người chăn nuôi lợn ở nước ta.
Ngay từ đầu tháng 11/2018, Bộ NN-PTNT đã thành lập đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch dọc tuyến biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai. Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh biên giới tiếp tục nâng cao cảnh giác, nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hại của dịch bệnh.

 

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm