| Hotline: 0983.970.780

Đình chỉ đội trưởng, điều chuyển nhân viên vì để xảy ra phá rừng ở Huế

Thứ Bảy 29/09/2018 , 12:02 (GMT+7)

Một Đội trưởng và 7 cán bộ Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ (huyện A Lưới, TT- Huế) đã bị đình chỉ và luân chuyển công tác vì để lâm tặc “xẻ thịt” rừng.

Hàng chục cây cổ thụ ở rừng phòng hộ A Lưới đã bị lâm tặc đốn hạ

Ngày 29/9, tin từ ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới (huyên A Lưới, TT- Huế) cho biết, đơn vị đã đình chỉ chức vụ đối với ông Lê Văn Thoại, Đội trưởng Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ để làm rõ trách nhiệm trong vụ phá rừng ở khu rừng này.

“Hiện tại, chúng tôi đã đình chỉ chức vụ Đội trưởng đối với ông Thoại để xác minh, làm rõ trách nhiệm. Đồng thời, 7 cán bộ còn lại của đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ cũng bị luân chuyển công tác đến làm nhiệm vụ tại các địa điểm khác”, ông Thân thông tin.

Trước đó,  như thông tin đã phản ánh về một vụ phá rừng ở khu vực rừng phòng hộ A Lưới thuộc các tiểu khu 297; 311 do BQL rừng phòng hộ A Lưới quản lý.  Cụ thể: hàng chục cây rừng để lấy gỗ đã bị đã đốn hạ để lấy gỗ, thậm chí lâm tặc còn ngang nhiên dựng lán trại trong núi, đưa cả máy tời, cưa máy vào phá rừng.

 Lâm tặc ngang nhiên dựng lán trại trong rừng để phá rừng
Nhiều khúc gỗ lâm tặc chưa kịp vận chuyển còn sót lại

Sau khi sự việc xảy ra, ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh TT- Huế đã có văn bản số 7142/UBND-NN về việc tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời,  yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và các hình thức xử lý kỷ luật; chấn chỉnh ngay tình trạng quản lý bảo vệ rừng ở khu vực này.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm A Lưới (thuộc Chi cục Kiểm lâm TT- Huế) cho biết:  Từ ngày 18-20/8, Hạt Kiểm lâm A Lưới phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) A Lưới đã kiểm tra tại Tiểu khu 297, 298 thuộc xã Phú Vinh (huyện A Lưới), nằm trong lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới.

Kết quả kiểm tra hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 24 gốc cây bị chặt hạ có đường kính trung bình từ 40 - 60cm, nằm rải rác trên các tuyến kiểm tra, và nhiều gốc cây đã chặt từ lâu và đã kiểm tra và lập biên bản. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm còn phát hiện rải rác tại một số điểm tại rừng có 26 phách gỗ chò, trám các loại khối lượng 1,834m3. Các gốc cây bị chặt hạ là quế rừng, trám chũa, chò, mỡ, dẻ… thuộc nhóm 6,7.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.