| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo lễ hội cầu ngư 'tam niên đáo lệ'

Thứ Sáu 03/02/2023 , 11:13 (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế Có từ hàng trăm năm trước, lễ hội cầu ngư làng Thai Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn.

Đã thành thông lệ cứ 'tam niên đáo lệ' tức ba năm một lần, dân làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà) và Thai Dương (thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại tổ chức lễ hội cầu ngư.

Đã thành thông lệ cứ “tam niên đáo lệ” tức ba năm một lần, dân làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà) và Thai Dương (thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại tổ chức lễ hội cầu ngư.

Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Từ chiều hôm trước ngày khai mạc, hai giáp Thượng và Hạ đã bắt đầu cúng đế. Đến khuya, một buổi tế 'cầu an, cầu ngư' lại được cử hành.

Từ chiều hôm trước ngày khai mạc, hai giáp Thượng và Hạ đã bắt đầu cúng đế. Đến khuya, một buổi tế "cầu an, cầu ngư" lại được cử hành.

Một vị cao tuổi trong làng thông thạo nghi lễ đọc bản văn tế. Tất cả các chủ thuyền ăn mặc chỉnh tề áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ lần lượt vào làm lễ. 

Một vị cao tuổi trong làng thông thạo nghi lễ đọc bản văn tế. Tất cả các chủ thuyền ăn mặc chỉnh tề áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ lần lượt vào làm lễ. 

Trước lúc vào lễ chính, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng…

Trước lúc vào lễ chính, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng…

Các nhà trong làng đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu, thuyền tại lễ hội đều chăng đèn kết hoa. Ngay trong chiều 11 (âm lịch) tháng Giêng, lễ hội cầu ngư ở làng Thai Dương được bắt đầu bằng lễ cung nghinh và tiếp tục diễn ra suốt đêm qua với các lễ cầu an, lễ chánh tế và lễ tưởng niệm.

Các nhà trong làng đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu, thuyền tại lễ hội đều chăng đèn kết hoa. Ngay trong chiều 11 (âm lịch) tháng Giêng, lễ hội cầu ngư ở làng Thai Dương được bắt đầu bằng lễ cung nghinh và tiếp tục diễn ra suốt đêm qua với các lễ cầu an, lễ chánh tế và lễ tưởng niệm.

Sáng ngày 12 (âm lịch), chánh lễ cầu ngư bắt đầu diễn ra. Lễ tế thần diễn ra vào khoảng 2 giờ sáng. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. 

Sáng ngày 12 (âm lịch), chánh lễ cầu ngư bắt đầu diễn ra. Lễ tế thần diễn ra vào khoảng 2 giờ sáng. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. 

Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt nghề biển.

Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt nghề biển.

Trò diễn 'bủa lưới' là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các 'bà rỗi' (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.

Trò diễn "bủa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.

Tiếp theo là phần hội với những trò diễn trên cạn cùng hội đua ghe truyền thống và đoàn tàu xuất quân đánh bắt vụ nam, vụ cá đầu năm của ngư dân vùng biển. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Tiếp theo là phần hội với những trò diễn trên cạn cùng hội đua ghe truyền thống và đoàn tàu xuất quân đánh bắt vụ nam, vụ cá đầu năm của ngư dân vùng biển. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Đây là lễ hội được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển.

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Đây là lễ hội được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển.

Xem thêm
Hơn 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ

Hơn 500 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ. Đồng bào Rục được mùa lớn lúa nước. Đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển làm đường cao tốc. Cần có bộ tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng.

Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc 'không hối tiếc'

ĐBSCL Những tháng đầu năm 2024, các công trình thủy lợi tại ĐBSCL đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc ngăn mặn, giữ ngọt cho các vùng sản xuất nông nghiệp.

Nhiều công trình xây dựng bức tử đê sông Cầu

Thời gian qua tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.

Bay dù lượn trên cao nguyên Mộc Châu

Người dân cũng như du khách đều rất ấn tượng xem màn biểu diễn dù lượn tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La).