| Hotline: 0983.970.780

Đội lân nữ duy nhất Việt Nam

Thứ Ba 09/03/2010 , 11:04 (GMT+7)

Thành viên là những cụ bà ngoài 70, thậm chí có người đã 83 tuổi. Tuổi già nhưng sức không yếu, các cụ vẫn vác đầu lân, mang bụng địa, gắn mặt nạ tề thiên, nhún nhảy theo từng nhịp trống.

Thành viên là những cụ bà ngoài 70, thậm chí có người đã 83 tuổi. Tuổi già nhưng sức không yếu, các cụ vẫn vác đầu lân, mang bụng địa, gắn mặt nạ tề thiên, nhún nhảy theo từng nhịp trống.

Đội lân nữ Lương Hòa (xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre) thành lập ngày mùng 6 tháng giêng năm 1981, chưa đầy 20 người nhưng tổng số tuổi đã tròn trèm 1.300. Bởi các cụ đều ngoài thấp thập. Sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận đây là đội lân nữ duy nhất Việt Nam.

Câu chuyện Lương Hòa có đội lân nữ bắt đầu từ năm 1954. Hiệp định đình chiến, người dân vùng giải phóng Lương Hòa chẳng biết cách nào để tập hợp những người quyết bám đất giữ làng. Vậy là đội lân ra đời để cùng lúc có thể tập hợp hàng trăm người nhưng vẫn hợp pháp.

Thành viên của đội lân nữ Lương Hòa là những cụ bà tuổi ngoài 70

Đội lân Lương Hòa ngày mới thành lập chỉ có thanh niên trai tráng, còn phụ nữ thì tham gia đội văn công. Theo ông Nguyễn Văn Chất (Hai Cà), chủ nhiệm đội lân: "Văn công đến đâu, trống lân đến đó. Tiếng đàn hát, tiếng trống lân rộn ràng cùng che mắt địch. Những ngày tháng ấy, mỗi khi cán bộ cách mạng về xã hoạt động, chính đội lân, đội văn nghệ, hàng trăm người cổ vũ cùng cán bộ cách mạng vượt đồn giặc".

Hòa bình lập lại, đội lân nam vẫn tiếp tục cùng các chị đem lời ca tiếng hát tạo khí thế trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Bà Năm Kiển (Võ Thị Kiển) nhớ lại: "Chị em chúng tôi mỗi lần sinh hoạt Hội Phụ nữ cũng tập hợp hát, múa nhưng chỉ như vậy hoài riết cũng nhàm. Chị em muốn thay đổi nhưng chưa nghĩ ra. Nhân hôm tổ chức văn nghệ, nhiều chị muốn đội đầu lân múa thử, nhường qua nhún lại vì xấu hổ, cuối cùng bà Bảy Tuất xung phong. Và khi người đầu tiên múa rất hăng, nhiều chị em khác cũng thử. Sau đó chị em quyết định ra đời đội lân toàn nữ".

Thời đó, lấy rổ làm đầu, cửa buồng làm đuôi, thùng thiết là trống, vũ đạo thì đã thấm vào các chị trong suốt thời gian dài theo đội lân đàn ông, vậy là 18 người phụ nữ ở tuổi trên dưới 50 cùng nhau tập dượt. Ngày mùng 6 tháng giêng năm 1981, đội lân nữ Lương Hòa làm cả làng xôn xao. Song, khi đội lân nữ ra đời thì đội lân nam giải tán.

Tuổi già nhưng sức không yếu, các cụ vẫn vác đầu lân, mang bụng địa, gắn nạ tề thiên, nhún nhảy theo từng nhịp trống

Một lần về thăm Bến Tre, Cô Ba - nữ tướng Nguyễn Thị Định gợi ý chị em về trang phục đội lân nữ. Vậy là bộ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, mũ tai bèo, dây đai đỏ vàng trở thành đồng phục biểu diễn. Bà Năm Kiển nói: "Cô Ba nhắc nhở dây đai đỏ vàng tượng trưng cho da vàng, máu đỏ của người Việt Nam, là hình ảnh của phụ nữ quê hương Đồng Khởi, dù máu đổ thịt rơi vẫn giữ gìn khí tiết".

Năm 1983, đội lân nữ được vinh dự biểu diễn chào mừng Chủ tịch Cu Ba Phidel Castro về thăm Lương Hòa, nhân dịp xã mang tên làng Moncada. Năm 1985, một đoàn làm phim Cộng hòa liên bang Đức đã đến Lương Hòa thực hiện bộ phim tài liệu về đội múa lân này. Ngay sau đó, biểu diễn tại lễ hội văn hóa của tỉnh tại khu di tích Đồ Chiểu, tiếng tâm của đội lân nữ Lương Hòa bắt đầu lan xa. Kể từ đó, hầu như các cuộc lễ hội có nhu cầu đều mời đội lân Lương Hòa.

Đội chỉ múa phục vụ cho các hoạt động công cộng như lễ hội, rước bằng văn hóa và đặc biệt là phục vụ cho các đoàn viếng thăm đền thờ Cô Ba Định, nếu có yêu cầu. Có nơi cũng lì xì chút đỉnh nhưng có chỗ chỉ là bữa cơm cùng vui. Các cụ đều có cháu có chít, vậy mà vẫn vác lân vác trống đi phục vụ trong suốt dịp Tết. Các cụ chia sẻ: "Được múa lân là hạnh phúc, chứ không vì mưu sinh".

Trong số họ có người là mẹ Việt Nam anh hùng, vợ liệt sĩ, nhiều người là thương binh và đặc biệt tất cả đều là thành viên “đội quân tóc dài” năm xưa.

Bà Năm Kiển đã ở tuổi 75, vẫn đội đầu lân nặng hơn 6 kg múa cả tiếng đồng hồ mà không mệt: “Nghe tiếng trống tùng tùng, cắc tùng tùng, tự dưng tôi thấy khỏe re, nhảy rất sung". Những thành viên khác cũng hùa vào trong tiếng cười giòn tan: “Ừ tiếng trống, chả, nổi lên là mọi người múa rất sung, hổng thấy mệt gì hết” .

Đội lân bây giờ chỉ còn 16 người, dù đã chiêu mộ thêm 3 người mới.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm