| Hotline: 0983.970.780

Đói vốn, nhà nông kiệt sức

Thứ Ba 26/07/2011 , 09:18 (GMT+7)

Giá TĂCN tăng 40%, nhiên liệu, năng lượng, nhân công tăng trên 50%, dịch dã liên miên, lạm phát ngất ngưởng hai con số… đã và đang dồn ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi vào chân tường. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là nguồn vốn để duy trì tái sản xuất đang ngày càng xa rời nông dân.

Giá TĂCN tăng 40%, nhiên liệu, năng lượng, nhân công tăng trên 50%, dịch dã liên miên, lạm phát ngất ngưởng hai con số… đã và đang dồn ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi vào chân tường. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là nguồn vốn để duy trì tái sản xuất đang ngày càng xa rời nông dân.

Hợp tác xã rệu rã

Trong SXNN nước ta, nhiều HTX hiện vẫn đang giữ vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khi những tác động của cơn bão “lạm phát” liên tục ập đến không theo bất cứ một quy luật nào, các HTX hoạt động trong lĩnh vực này đều rơi vào tình cảnh rệu rã, cầm chừng.

Sỏi ném ao bèo

Ngày 12/4/2010, Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các đơn vị cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ra đời. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi này như "sỏi ném ao bèo" vì chưa thấm vào đâu so với nhu cầu, thậm chí rất nhiều hộ nông dân hoàn toàn xa lạ với nguồn vốn này.

Ra đời tháng 4/2010, nhưng đến tận bây giờ, rất nhiều đối tượng được vay vốn theo Nghị định 41 vẫn không hề hay biết gì về chính sách này. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bảy, một thành viên trong HTX Thành Long, chuyên nuôi trồng thủy sản ở xã Quang Châu (Việt Yên - Bắc Giang) tâm sự: Để tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, đầu năm 2010, ông và một số chủ trang trại đóng trên địa bàn liên kết lại thành lập HTX. Vậy mà từ lúc thành lập đến nay, ông Bảy chưa hay biết gì về Nghị định 41 mà vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất cao chót vót, trên 20%/năm. Ông Bảy chia sẻ, với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hàng chục ha, số vốn HTX Thành Long cần lên tới vài tỷ đồng. Nhưng ông Long thừa hiểu điều đó không bao giờ thành hiện thực do HTX của ông không đủ điều kiện và tài sản thế chấp nên một năm qua HTX vẫn hoạt động "cò con" mà không thể bứt phá lên được.

Ông Trần Văn Sinh, xã viên HTX Sông Thương (Hiệp Hòa - Bắc Giang) hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn cho rằng, số tiền các HTX được vay theo Nghị định 41 là quá ít ỏi. “Đang trong cơn khát vốn, thấy Nghị định 41 ra đời cứ ngỡ sẽ có một cơn mưa tiền giải hạn. Nhưng sau này mới biết điều kiện của mình không được vay quá 500 triệu đồng chúng tôi thấy vô cùng hụt hẫng. Nhưng dù sao cũng chân thành cám ơn sự “chung lưng đấu cật” của nhà nước trong lúc khó khăn. Vay được một đồng vốn lãi suất ưu đãi 13 - 14%/năm vào thời điểm này là đáng quý lắm rồi” - ông Sinh bộc bạch.

Phần lớn các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay đều đang nợ ngân hàng nên rất khó  được vay tiếp. Để vay được vốn theo Nghị định 41, theo ông Đào Văn Vũ - Trưởng phòng Tín dụng, Ngân hàng NN-PTNT (NHNo) Bắc Giang, đòi hỏi các HTX phải sạch nợ, có tài sản thế chấp, có giấy chứng nhận từ cấp huyện trở lên thì được vay theo tỷ lệ 1:1. Tức là HTX có vốn bao nhiêu sẽ được cho vay bấy nhiêu. Nhưng hầu hết các HTX đều không đáp ứng được điều đó nên chỉ được vay không quá 500 triệu đồng. Đối với các chủ trang trại bắt buộc phải có giấy chứng nhận đạt chuẩn trang trại từ cấp huyện, thành phố trở lên mới nằm trong diện ưu tiên vay vốn.

Theo rà soát của NHNo Bắc Giang, trong tổng số 200 trang trại trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 80 trang trại đủ tiêu chuẩn để vay vốn. Vì vậy, phần đa các trang trại chưa đảm bảo tiêu chí chỉ được xét vay theo hộ gia đình vài chục triệu đồng nên chẳng bõ bèn gì. Nhiều chủ trang trại thấy số tiền vay được ít, thủ tục lại rắc rối nên đành cam chịu lắc đầu quay lưng.

Gom ba sổ đỏ mới vay đủ tiền

Một số chủ nhiệm HTX tại Bắc Giang bức xúc cho rằng, nhà nước "đã thương thì thương cho trót". Chính vì khó khăn, thua lỗ trong SX do dịch bệnh, lại gặp lúc lạm phát cao, rồi chính sách thắt chặt tiền tệ nên họ mới trông chờ nhà nước tạo điều kiện và cơ chế đặc thù cho vay vốn tái sản xuất. "Nhà nước có chính sách hỗ trợ, song ngân hàng lại thắt chặt, quy định càng ngày càng ngặt nghèo, vậy khác gì đánh đố nhà nông"- nhiều nông dân bức xúc liên tiếng.

Tới thăm hệ thống trang trại lợn của gia đình anh Trần Văn Chiến - Chủ nhiệm HTX Cổ Đông (Sơn Tây – Ba Vì) đúng lúc anh vừa đi làm thủ tục vay ngân hàng về. Gặp chúng tôi, anh Chiến thở dài thườn thượt cho biết, thời buổi chăn nuôi dịch bệnh rủi ro như hiện nay, đi vay tiền ngân hàng mà không khác gì đi ăn xin. Anh Chiến nhớ, ngày xưa vay được một tỷ đồng, đầu tư vào bao nhiêu việc lớn mà lãi suất chỉ có 0,8%/năm, vừa làm vừa chơi cũng không quá phải lo đến khoản lãi ngân hàng.

Vậy mà bây giờ, vẫn khối lượng công việc đó phải dùng tới 2 tỷ đồng mà chưa đâu vào đâu. Vay được rồi, phải vắt chân lên cổ làm lụng và xoay xở trả lãi mỗi tháng 35 – 36 triệu đồng. "Trả lãi ngân hàng xong  không khác gì bị mất cắp tiền" - anh Chiến nói.

Cũng giống như các HTX tại Bắc Giang, Chủ nhiệm HTX Cổ Đông, Trần Văn Chiến cho rằng, số tiền được vay theo Nghị định 41 quá ít, chỉ đủ mua vài con giống và mấy tấn cám đã hết nhẵn. Trong khi số tiền các hộ chăn nuôi trong HTX cần cho SX so với trước đây tăng tới 100% mà số tiền ngân hàng cho vay vẫn không thay đổi. Vậy là bản thân ông Chiến và các hộ chăn nuôi khác bất đắc dĩ phải đi vay ở nhiều nơi, thậm chí phải gom 3 - 4 sổ đỏ của người thân, anh em đem đi thế chấp mới vay đủ số tiền quay vòng.

Anh Chiến không ngần ngại tiết lộ, lãi suất quá cao cộng dịch bệnh thời gian vừa qua khiến rất nhiều xã viên trong Hợp tác xã Cổ Đông phá sản. Một số khác không thể cầm cự buộc phải rút khỏi HTX hoạt động cầm chừng theo quy mô hộ gia đình, còn lại 10 – 20% số xã viên phải giảm quy mô chăn nuôi, sản xuất xuống 20 – 30%.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm