| Hotline: 0983.970.780

Đồng hành trồng cam

Thứ Tư 03/12/2014 , 10:21 (GMT+7)

Nhìn những vườn cam lá xanh ngăn ngắt, từng chùm quả đang chín vàng rực dưới nắng và nét mặt phấn khởi của các nhà vườn, thấy mô hình đã thu được kết quả rất tốt.

Cuối tháng 11/2014, theo chân đội ngũ kỹ sư của Cty Syngenta VN, chúng tôi đến xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp xem mô hình quản lý dịch hại trên cam do Syngenta Việt Nam phối hợp với Cty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) triển khai phối hợp.

Đây là chương trình “Đồng hành cùng nhà vườn trồng cam” tại vùng cam trọng điểm của huyện Quỳ Hợp. Nhìn những vườn cam lá xanh ngăn ngắt, từng chùm quả đang chín vàng rực dưới nắng và nét mặt phấn khởi của các nhà vườn, thấy mô hình đã thu được kết quả rất tốt.

"Thông qua hội thảo đầu bờ và chương trình hỏi - đáp, Syngenta mong muốn mọi vướng mắc của nhà vườn về sâu bệnh, dịch hại phải thường xuyên đối mặt sẽ được các chuyên gia giải đáp và hướng dẫn cụ thể cách xử lý triệt để. Đồng thời khuyến cáo chọn loại thuốc đặc hiệu giúp nhà vườn xử lý tốt dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư vừa bảo vệ  môi trường, ATVSTP", ông Hoàng chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Lương, trú tại xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp cho biết, Cty Syngenta và VFC đưa về nhiều loại thuốc BVTV do Syngenta SX như Revus Opti 440SC; Anvil 5SC; Ridomil Gold 68WG; Voliam Targo 063SC và Selecron 500EC...

Qua thử nghiệm thuốc trên diện tích cam của nhiều gia đình đều mang lại kết quả rất tốt. Các loại bệnh đang khá phổ biến ở đây như bệnh vàng lá cam, bệnh ghẻ quả, bệnh nứt cây chảy mủ... cơ bản đã được xử lý tốt.

"Nhà tôi đang trồng 2 ha cam bằng 2 giống là cam Xã Đoài và V2. Trước đây nhiều cây bị bệnh nứt cây chảy mủ rất khó chữa; cây bị còi cọc và ra ít quả, chu kỳ sinh trưởng ngắn. Nay được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Syngenta và VFC trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn chúng tôi dùng dao cạo sạch vết nứt rồi phun dung dịch Revut Opti 440SC là cây phát triển trở lại.

Còn bệnh ghẻ quả, trước đây cũng rất khó trị thì nay chỉ cần phun Anvil 5SC là xử lý được. Anh thử nhìn xem, cả vườn cam của nhà tôi năm nay đều đã sạch bệnh, mẫu mã quả cũng đẹp và dễ bán", ông Lương nói thêm.

16-05-22_khuyen-cu00e1o-cu00e1c-su1eed-du1ee5ng-thuocs-bvtv
Đội ngũ kỹ sư khuyến cáo và hướng dẫn dùng thuốc BVTV.

Ông Nguyễn Xuân Hoan, trú tại xóm Minh Hồ đánh giá: "Theo nhìn nhận của chúng tôi tại Quỳ Hợp thì các loại thuốc BVTV của Syngenta đều hiệu quả song giá hơi đắt. Ở đây nhiều nhà vườn thỉnh thoảng vẫn mua phải hàng giả, hàng nhái làm khá giống hàng thật của Syngenta. Nhiều người trồng cam ham rẻ thấy tên thuốc na ná giống của Syngenta đã mua về dùng, thấy không hiệu quả thì kêu. Kinh nghiệm của tôi là phải chấp nhận mua giá đắt để lấy thuốc đúng hãng tại các đại lý. Đắt nhưng "xắt ra miếng" còn hơn rẻ mà không được bệnh, lãng phí cả tiền bạc và công sức".

Ông Phan Thanh Sơn, đại diện Syngenta khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh cho biết, thời kỳ bao cấp, cam Quỳ Hợp là một trong những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu, mang lại giá trị kinh tế cao cho các nông trường.

Tuy nhiên, khi thực hiện giao khoán vườn cây cho các nông trường viên, bà con thiếu đầu tư trở lại, khiến hàng nghìn ha cam tại đây đã bị còi cọc, thoái hóa. Những năm đầu đổi mới một số doanh nghiệp và nhà vườn đã mạnh dạn đầu tư vốn để phục hồi lại các vườn cam và đã xây dựng được thương hiệu “cam Vinh”.

Tuy nhiên, cam Vinh vẫn còn một số khiếm khuyết, mẫu mã quả chưa đẹp, kém cạnh tranh nên giá bán ra thị trường bị hạn chế bớt một phần. Bởi thế, năm nay Syngenta Việt Nam đã phối hợp với VFC triển khai mô hình quản lý dịch hại trên cây cam, góp phần giúp các nhà vườn ở Quỳ Hợp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cam Vinh. Từ đó giúp người trồng tăng cao thu nhập.

16-05-22_khuyu1ebfn-cu00e1o-tu1e1i-vu01b0u1eddn-cm
Thăm vườn cam Xã Đoài của anh Phùng.

Có mặt tại vườn cam Xã Đoài đang chín vàng rực của anh Phạm Đình Phùng. Được nghe anh chia sẻ: “Nhà tôi trồng 8 ha cam và quýt. Tôi dùng 3 giống cam chính là Xã Đoài, Vân Du và V2 để bán rải vụ. Nhà tôi có cô em gái làm đại lý thuốc BVTV cho Syngenta nên chúng tôi luôn chọn các sản phẩm thuốc BVTV của Syngenta để bảo vệ tốt nhất cho vườn cam của mình.

Thế nhưng, giá cam bán cho thương lái tại vườn năm nay cũng chỉ trên dưới 42.000 đ/kg (chọn). Năm ngoái tôi dùng thương hiệu “Cam Vinh” thử thâm nhập thị trường Hà Nội. Ngay lập tức được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, năm nay tôi đưa thẳng ra Hà Nội mở đại lý tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán cho người tiêu dùng là trên 60.000 đồng/kg cung không đủ cầu...".

Ông Nguyễn An Hoàng, đại diện Syngenta khu vực phía Bắc cho biết: “Cam Vinh” bán tại Hà Nội có giá trên dưới 70.000 đ/kg. Tuy nhiên, để bán được giá trên, ngoài uy tín của thương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng phải đồng đều và mẫu mã phải đẹp, bắt mắt người tiêu dùng.

Bởi thế, Syngenta Việt Nam và VFC triển khai mô hình quản lý dịch hại trên cây cam đặc sản cho vùng cam Quỳ Hợp là muốn thông qua mô hình này, giúp các nhà vườn tiếp cận nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới cùng với việc sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV an toàn, thân thiện với môi trường, có thời gian cách ly ngắn của Syngenta Việt Nam để áp dụng cho từng vườn cam của mình.

Syngenta cam kết, sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV của Syngenta, sẽ góp phần đắc lực vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng và thương hiệu cam Vinh ở cả trong và ngoài nước".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo trung bình chỉ đạt 58%

Nhiều nơi không bố trí được cán bộ thú y để tiêm vacxin phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, bệnh dại nói riêng.      

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm