| Hotline: 0983.970.780

Đóng 'tàu 67' tại Hà Tĩnh: Vay dễ ... trả nợ khó!

Thứ Năm 28/06/2018 , 13:45 (GMT+7)

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, trong số 11 tàu cá của tỉnh Hà Tĩnh được các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay vốn đóng mới theo Nghị định 67 thì có 5 tàu làm ăn có lãi; 5 tàu hòa vốn và 1 chiếc thua lỗ.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện trả nợ cho ngân hàng có đến 9/11 tàu không thực hiện theo cam kết, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
 

Gần 95 tỷ đồng nợ xấu, nợ quá hạn

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Tĩnh tập trung vào cuộc tuyên truyền, khuyến khích ngư dân cải hoán, đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi bám biển phát triển kinh tế. Sau 7 đợt phê duyệt, đến thời điểm này toàn tỉnh có 11 tàu được vay vốn đóng mới, với tổng số tiền giải ngân gần 162 tỷ đồng; dư nợ đến nay gần 154 tỷ đồng; 10 tàu đang làm hồ sơ vay vốn.

09-13-37_nh1
09-13-37_nh3
Một số chủ tàu dù hoạt động hiệu quả nhưng việc trả nợ cho NHTM thực hiện rất chậm

Ông Bùi Đình Hải, Phòng quản lý tàu cá (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho hay, qua báo cáo của các địa phương thì hầu hết tàu cá đóng theo NĐ 67 hoạt động có hiệu quả. Trong đó, 5 chiếc ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thị xã Kỳ Anh có lãi; 5 chiếc hòa vốn và 1 chiếc của ông Nguyễn Văn Lòng (huyện Lộc Hà) thua lỗ.

“Tàu của hộ ông Lòng thua lỗ là do chọn nghề ban đầu chưa phù hợp, nay ông đang có nguyện vọng chuyển đổi sang nghề lưới rê nhưng do nguồn vốn chuyển đổi nghề lớn (khoảng hơn 4 tỷ đồng), trong khi điều kiện kinh tế gia đình hạn chế, ngân hàng chưa có cơ chế cho vay thêm nên dự định của ông đang giang dở”, ông Hải nói.

Bà Bùi Thị Huệ, Trưởng phòng Tổng hợp nhân sự và kiểm soát nội bộ (Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh) cho biết, hiện nay việc thu nợ các chủ tàu đóng theo NĐ 67 của các ngân hàng thương mại (NHTM) gặp rất nhiều khó khăn.

“Trong số 11 tàu được các NHTM cho vay vốn thì có đến 7 tàu phát sinh nợ xấu; 2 tàu có nợ quá hạn với tổng số tiền gần 95 tỷ đồng. Cụ thể, huyện Nghi Xuân hơn 55 tỷ; Cẩm Xuyên hơn 12,7 tỷ và Lộc Hà gần 27 tỷ đồng”, bà Huệ thông tin.
 

Cần nâng cao nhận thức cho chủ tàu

Theo cơ quan chức năng Hà Tĩnh, việc một số chủ tàu chây ì trả nợ trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động vay vốn của các chủ tàu có nguyện vọng đóng mới tàu theo NĐ 67 sau này. Bởi, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh. Một khi khách hàng phá vỡ hợp đồng thì đồng nghĩa niềm tin của ngân hàng đối với khách hàng cũng giảm dần. Bà Bùi Thị Huệ cho rằng, để khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn hiện nay cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương, các lực lượng như bộ đội biên phòng, BQL các cảng cá... trong việc hỗ trợ ngân hàng quản lý nguồn thu, hiệu quả sản xuất của các chủ tàu.

09-13-37_nh4
Việc trả nợ chậm không chỉ gây thiệt hại cho chính chủ tàu mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn

Ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tàu vỏ thép trên 800CV ở huyện Kỳ Anh, một trong những khách hàng luôn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng ký kết với Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh huyện Kỳ Anh. Hơn một năm trước ông lập phương án xin vay vốn của ngân hàng NN-PTNT huyện Kỳ Anh hơn 18,5 tỷ đồng để đóng mới tàu vỏ thép làm nghề vây. Sau khi hoàn thành, hạ thủy con tàu, bình quân mỗi chuyến đi biển trở về (20 ngày) tàu của ông lãi ròng từ 300 – 400 triệu đồng; giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động địa phương.

Ông Cường nói: “Bây giờ bình quân mỗi tháng tôi phải trả gần 20 triệu đồng tiền lãi nhưng hiếm khi tôi để nợ quá hạn. Tôi nghĩ ngân hàng đã tin tưởng tạo đồng vốn cho mình làm ăn thì mình cũng phải giữ uy tín, trả nợ đúng hạn”.

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh cung cấp, hộ phát sinh nợ xấu thấp nhất là ông Nguyễn Đức Huy, huyện Nghi Xuân (hơn 11,4 tỷ); hộ cao nhất là ông Trần Quốc Dũng, cũng ở huyện Nghi Xuân (hơn 17,3 tỷ đồng).

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Bình luận mới nhất