| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp đưa kiến thức nông nghiệp, nông thôn mới vào hệ thống giáo dục

Thứ Năm 04/08/2022 , 15:32 (GMT+7)

Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, việc ban hành kế hoạch lần này nhằm tập trung vào 4 chuyên đề gồm: Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng năm 2030. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và kinh tế tập thể.

Cùng với đó, cập nhật kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục, dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, nông học.

Nội dung cập nhật vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục với các chuyên đề chuyên sâu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng: “Hợp tác, liên kết, thị trường, giảm giá thành, tăng chất lượng, chế biến tinh và đa dạng sản phẩm”. Bên cạnh đó, còn xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã, huyện giai đoạn 2021 – 2025, kiến thức về xây dựng làng thông minh và chương trình OCOP.

Ngoài ra, còn có các kiến thức về công tác giảm nghèo bền vững, kiến thức về hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới, kiến thức về tổ hợp tác. Trong đó vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội.

  • Tags:
Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.