| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp quy mô lớn

Thứ Sáu 22/07/2022 , 07:48 (GMT+7)

Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xác định ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, đặc tính thích nghi của cây trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xác định ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, đặc tính thích nghi của cây trồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mục tiêu của đề án nhằm ứng dụng triệt để công nghệ thông tin công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, hướng đến tự động hóa trong quy trình thu thập, xử lý, báo cáo, lưu trữ hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số để số hóa quy trình sản xuất an toàn, hình thành mạng lưới quan sát, quan trắc, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi. 

Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cũng xác định ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, đặc tính thích nghi của cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thông tin thị trường. Định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, an toàn, tuần hoàn gắn hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 của đề án là 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân. Xây dựng 7 làng thông minh, 7 hội quán ứng dụng IoT vào sản xuất, có 15- 20% hội quán, HTX có ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử.

Hỗ trợ, tư vấn cho trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung, cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến nông sản.

  • Tags:
Xem thêm
Địa phương kiến nghị gỡ khó cho ngành chăn nuôi lợn

Đồng Nai, Hà Nội và Thanh Hóa cùng nêu kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn, nhấn mạnh yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, xây dựng cơ sở dữ liệu…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất