| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp đứng thứ 4 cả nước về sản phẩm OCOP

Thứ Ba 28/11/2023 , 11:11 (GMT+7)

Đồng Tháp là địa phương phát có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao, đứng đầu trong vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước.

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên có sản phẩm OCOP phát triển mạnh trong vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên có sản phẩm OCOP phát triển mạnh trong vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

357 sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên có sản phẩm OCOP phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL. Qua nhiều năm triển khai chương trình, các sản phẩm đặc trưng OCOP của Đất Sen hồng đã dần phát triển mạnh hơn cả về số lượng, lẫn chất lượng hướng đến xuất khẩu ngày càng gia tăng về sản lượng.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Tính đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao, trong đó có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao. Có 3 sản phẩm đang được đề nghị công nhận đạt hạng 5 sao. Hiện toàn tỉnh có 212 sản phẩm đề nghị xét công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP, trong đó có 63 sản phẩm đánh giá lại, 3 sản phẩm nâng hạng, 146 sản phẩm mới.

“Có được kết quả đạt như trên là nhờ nhiều năm qua Đồng Tháp đưa ra chiến lược rất kịp thời và phù hợp trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đây là chương trình được Bộ NN-PTNT đánh giá là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đang phát triển đứng đầu trong vùng ĐBSCL và đứng thứ 4 trên cả nước”, ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp vui mừng chia sẻ.

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, những sản phẩm OCOP của Đồng Tháp đã từng bước thâm nhập vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để tiếp cận với người tiêu dùng. Ngoài ra, phong trào khởi nghiệp đã tạo ra sự lan tỏa cho sản phẩm OCOP, đưa những sản phẩm từ làng quê của Đồng Tháp đến với người tiêu dùng.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Đồng Tháp sẽ rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đủ điều kiện phát triển lên doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu.

Tính đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tính đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về chỉ tiêu phấn đấu đạt sản phẩm OCOP trong thời gian tới, UBND tỉnh Đồng Tháp kêu gọi các ban ngành hỗ trợ các địa phương và chủ thể phải duy trì, củng cố các sản phẩm đạt chứng nhận 3-4 sao. Phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Tiếp tục hỗ trợ 5 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP, để đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

Từ nay đến cuối năm Đồng Tháp phải có ít nhất 50% sản phẩm OCOP công nhận năm 2021 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2024. Song song đó ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 chủ thể OCOP mới là HTX, có ít 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu mỗi huyện, thành phố thực hiện xây dựng tối thiểu 1 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định (tập trung phát triển các sản phẩm 5 ngành hàng chủ lực là lúa, cá tra, hoa kiểng, xoài, sen và các ngành hàng có tiềm năng như nhãn, quýt hồng, chăn nuôi vịt, heo, bò...ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

Phát triển OCOP thông qua sàn thương mại điện tử

Để khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và nguồn lực doanh nghiệp cho phát triển sản phẩm OCOP nâng cao giá trị tài nguyên bản địa, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn, thời gian tới.

Ông Ngô Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết: Chỉ tiêu đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử ...) và có 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn.

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, chủ động tiếp cận, nâng cao năng lực vận hành trên sàn thương mại điện tử, cải thiện chất lượng về nội dung đăng tải trên các sàn thương mại điện tử nhằm thu hút khách hàng và người tiêu dùng.

Hiện Đồng Tháp quan tâm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sản phẩm thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, trực tiếp.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện Đồng Tháp quan tâm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sản phẩm thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, trực tiếp.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông. Xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về chương trình.

Đặc biệt quan tâm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sản phẩm thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, trực tiếp. Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.