| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp phát huy tốt nội lực, nhiều mô hình nông nghiệp đứng đầu ĐBSCL

Chủ Nhật 18/10/2020 , 10:58 (GMT+7)

Sáng 18/10, tại TP. Cao Lãnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, chính thức khai mạc, có 350 đại biểu tham dự.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức khai mạc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức khai mạc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp phát huy tốt nội lực

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết: Trong thời gian qua tỉnh đã tập trung khai thác tốt nội lực, huy động tối đa các nguồn lực, kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện. Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phát huy hiệu quả.

Tỉnh đã thực hiện đạt và vượt 14/17 chỉ tiêu, 3 chỉ tiêu chưa đạt so với Nghị quyết Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển khá toàn diện, xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất mới được hình thành, thay đổi cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đến dự và chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đến dự và chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, tiên phong, gương mẫu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, xây dựng chính quyền điều hành năng động, hiệu quả, phục vụ nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh; tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực công nghiệp, đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

Đồng Tháp tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm đạt 6,44%. Ước tính đến cuối năm 2020, giá trị GRDP ước đạt hơn 87.300 tỷ đồng, tăng gấp 1,53 lần so với năm 2015, GRDP bình quân đầu người đạt 54,55 triệu đồng (tương đương 2.292 USD), tăng 1,55 lần so với đầu nhiệm kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, đến cuối năm 2020, ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, tăng bình quân 9,24%/năm. 

Đồng Tháp có nhiều mô hình nông nghiệp đi đầu ĐBSCL

Kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,57%, sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến. Phương thức sản xuất theo hướng hợp tác - liên kết - thị trường được hình thành, trở thành nhu cầu tất yếu trong xu hướng sản xuất mới, thay đổi tư duy, nhận thức và cách tiếp cận về sản xuất làm tiền đề cho giai đoạn sau.

Ôg Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ôg Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các ngành hàng chủ lực của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đạt kết quả tích cực. Trong đó, ngành hàng xoài và hoa kiểng đạt kết quả cao. Đối với ngành hàng cá tra phát triển tốt, mang lại giá trị xuất khẩu cao. Ngành hàng lúa gạo đã phát triển theo xu hướng liên kết, sản xuất theo yêu cầu của thị trường, đem lại lợi nhuận cho người nông dân.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch mở ra hướng tiếp cận mới cho nông dân, tạo nền tảng cơ bản thích ứng với biến đổi khí hậu. Giá trị chuỗi các ngành hàng chủ lực được nâng cao, các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngày càng lan toả, thu hút gần 50 dự án đầu tư, với hơn 5.300 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn. Ước tính đến cuối năm 2020, có 96/115 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Mô hình Hội quán được hình thành và phát triển, tạo xu hướng mới trong hợp tác sản xuất.

Đã có 100 Hội quán được thành lập ở 12 huyện, thành phố, phát huy tinh thần liên kết, gắn bó giữa các thành viên, tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo hướng thích ứng với thị trường, có 22 HTX được thành lập từ Hội quán.

Phát triển kinh tế hợp tác luôn được quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, giai đoạn 2016 - 2020. Thành lập mới 70 HTX, nâng tổng số trên địa bàn Tỉnh có 168 HTX đang hoạt động, tăng 24 HTX so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,93% (năm 2015 là 17,4%), thương mại - dịch vụ chiếm 45,53% (năm 2015 là 42,7%), nông - lâm - thuỷ sản chiếm 34,54% (năm 2015 là 39,9%).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm