| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Trồng nhãn sạch xuất khẩu

Thứ Năm 17/10/2019 , 10:26 (GMT+7)

Vùng trồng nhãn ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhãn là một trong 5 ngành hàng chủ lực theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh sẽ phát triển vùng trồng nhãn với diện tích 4.000 ha, tập trung tại huyện Châu Thành, sản lượng ước đạt 70.000 tấn/năm.

Hiện nay, huyện Châu Thành trồng nhiều giống nhãn như: Edor, xuồng cơm vàng, tiêu da bò, tứ quý, nhãn Thạch Kiệt, nhãn Long Tím.
Năm 2016 nhãn Châu Thành được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
Hiện tại diện tích trồng nhãn trên địa bàn huyện đạt hơn 3.500 ha (chiếm 50% diện tích vườn cây ăn trái), trong đó nhãn Edor hơn 1.500 ha. Cùng với đó, huyện từng bước tiến hành phân vùng quy hoạch, nhãn đạt tiêu chuẩn XK và vùng SX nhãn nguyên liệu.
Ông Phạm Tấn Xiếu, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: Nhãn là loại cây ăn trái mang giá trị kinh tế cao, dễ trồng, có thể xử lý ra hoa để SX rải vụ quanh năm, giúp người dân thu lợi nhuận từ 350-400 triệu/ha/năm, cao gấp 11,6 lần so với trồng 3 vụ lúa/năm, gấp 7,8 lần so với ổi và 1,56 lần so với xoài.
Ông Xiếu thông tin thêm, nhiều năm nay sản phẩm nhãn Châu Thành đã được liên kết với các Cty, DN để cung ứng cho các thị trường trong nước và bước đầu được XK sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu.
Những năm gần đây, các nhà vườn đã từng bước ứng dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn SX như khâu bao trái, chọn giống, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa rải vụ, bón phân hữu cơ, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP cho hơn 100ha.
Nhãn trở thành loại cây trồng chủ lực, nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương.
Theo kế hoạch của huyện đến năm 2020 sẽ ưu tiên phát triển giống nhãn Edor lên 2.000 ha. Vì đây là giống nhãn cho năng suất cao, ít nhiễm bệnh chổi rồng, đầu lân, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng.
Giống nhãn Edor cho năng suất từ 17 - 25 tấn trái/ha.
Ông Chung Hoàng Hà, GĐ HTX Nông sản an toàn An Hòa, huyện Châu Thành cho biết, nhãn Edor bán với giá từ 35.000-40.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi trên 400 triệu đồng/ha.

Hiện nay, ở Châu Thành có thêm mô hình trồng nhãn Edor rải vụ nhằm xây dựng mối liên kết giữa SX và tiêu thụ theo hướng hiện đại, bền vững.

Trồng nhãn Edor rải vụ cho lợi nhuận cao hơn so với mùa thuận và có lượng nhãn thường xuyên cung cấp cho thị trường. Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, còn thực hiện giải pháp duy trì chất lượng nhãn Edor bảo quản 20-25 ngày sau thu hoạch giúp duy trì chất lượng.

Đặc biệt, cây nhãn Edor không bị bệnh chổi rồng. Ưu điểm là trái to, trọng lượng trái trung bình 15gram, cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt dịu, thơm ngon, vận chuyển xa ít hư hỏng.
Mới đây HTX Nông sản an toàn An Hòa ở Châu Thành trồng 114ha nhãn Idor vừa được cấp chứng nhận VietGAP. Hiện tại HTX còn xử lý nhãn tươi Edor 5 tấn/ngày cung cấp cho trị trường nội địa.
Huyện Châu Thành mở rộng diện tích trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho nông dân nhằm cung ứng trái nhãn an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường XK.
Đặc biệt hơn nhãn Châu Thành được các tổ chức công nhận đạt các điều kiện SX an toàn và được cấp mã code đủ điều kiện XK nhãn tươi sang thị trường Mỹ hàng trăm tấn.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.