Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus.
Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam...Trung Quốc.
Thật vậy, Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý hiếm, chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới. Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng 'Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm' , 'Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ', 'Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân'; là loại thuốc 'Tư bổ dược thiện', có thể chữa được 'Bách hư bách tổn'. Là vị thần dược mà các bậc vua chúa thời xưa tin dùng.
Đông y cho rằng, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm.
Bởi những tác dụng của thuốc như vừa nêu nên không thể tuy nhiên khi sử dụng, cần có sự chỉ dẫn của bác sỹ để bảo đảm được sức khỏe mỗi khi dùng. Cụ thể là Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị. Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn…(Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng tức là cơ thể nóng mà dùng thuốc nóng tất sẽ điên cuồng). Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt.
Trẻ em biếng ăn có rất nhiều biện pháp khắc phục như bạn có thể sử dụng những loại thuốc bổ có tăng cường cung cấp lisin cho trẻ như Kiddy pharmatone…thay đổi khẩu vị thường xuyên cho trẻ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, bữa ăn không nên kéo dài quá
Nếu lạm dụng đông trùng hạ thảo có thể gây suy thận. Nhiều người nghĩ rằng Trùng Thảo là một "viên thuốc ma thuật" sẽ giúp cải thiện nhiều chức năng của cơ thể. Y học xác nhận rằng đông trùng hạ thảo thực sự có giá trị chữa bệnh không thể thay thế như nâng cao khả năng miễn dịch, chống virus hiệu quả. Trong thành phần của đông trùng hạ thảo có cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, các vitamin B1, B2, A, C…. có tác dụng mạnh mẽ về hiệu quả điều trì bổ trợ cho các bệnh nhân lao, ung thư phổi, hen suyễn, ho.
Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của khoa học hiện đại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng tổng hợp protein, kích thích các tế bào để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật. Đông trùng hạ thảo tuy có rất nhiều lợi ích nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng. Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ.
Ngay cả phương pháp sử dụng cũng sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau. Theo khuyến cáo thì việc ăn trực tiếp trùng thảo không thích hợp và không thể mang lại hiệu quả, không những gây lãng phí mà còn trì hoãn hiệu quả điều trị. Mặt khác Trùng thảo chưa được chế biến có chứa nhiều ký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người. Có những phương pháp sử dụng đông trùng hạ thảo có lợi cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe như là sắc nước, làm súp hay hầm. Trùng thảo nên được nấu chín trong ít nhất 1 – 2 giờ thời gian quá ngắn hay nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Có thể ngâm trùng thảo với rượu trong vòng 1 tháng và uống. Trùng thảo có vẻ là một loại thuốc tương đối nhẹ, và mất nhiều thời gian để cải thiện sức khỏe. Khi có triệu chứng sốt, cảm lạnh, ho, mọi người không nên tự ý sử dụng mà nên tuân theo chỉ dẫn. Đông trùng hạ thảo mặc dù được coi là thần dược nhưng cũng có mặt hạn chế của nó và có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Đó là chưa nói đến Đông trùng hạ thảo bị làm giả còn dẫn đến tiền mất tật mang. Nhân đây cũng xin giới thiệu cách nhận biết Đông trùng hạ thảo thật hay giả.
Cách Phân biệt thật giả: Vị thuốc quý chữa rối loạn tình dục này rất hay bị làm giả. Hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch, thậm chí được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao... Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.