| Hotline: 0983.970.780

Đông trùng hạ thảo nhộng tằm giá 100 triệu đồng/kg

Thứ Năm 07/09/2023 , 13:20 (GMT+7)

Sau 90 ngày nuôi cấy trên nhộng tằm, nấm đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch. Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm khô có giá từ 80 - 100 triệu đồng/kg.

 

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Xuân Quang gây dựng lại cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo với quy mô nhà xưởng trên 1.000m2 tại đường Võ Trường Toản, phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

 

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thiên Hương Phát Đà Lạt chia sẻ: "Tôi đến với nghề sản xuất nấm đông trùng hạ thảo từ hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người tiêu dùng vẫn chủ yếu quan tâm đến sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên. Gặp khó khăn trong phát triển thị trường nên việc sản xuất thường xuyên bị gián đoạn. Đến năm 2019, tôi quyết định gây dựng lại và bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất, phát triển thị trường trên quy mô lớn".

 

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo được thực hiện theo công nghệ tiên tiến và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.  

 

"Sau khi chuẩn bị giá thể, chúng tôi tiến hành cấy giống và chuyển qua quy trình ủ tơ. Tiếp đến là các quy trình về kích sáng, lưu trồng và thu hoạch. Ở mỗi quy trình, để nấm phát triển tốt cần phải tuân thủ quy định về nhiệt độ, độ ẩm...", ông Nguyễn Xuân Quang chia sẻ.  

 

Ở điều kiện chăm sóc tốt, sau khoảng 3 tháng, chủ cơ sở tiến hành thu hoạch nấm và phân loại, chuyển đến công đoạn chế biến.

 

Hiện nay, Công ty TNHH Thiên Hương Phát Đà Lạt đang cho ra thị trường các dòng sản phẩm gồm nấm đông trùng hạ thảo tươi và khô, sản phẩm trà đông trùng hạ thảo, mật ong đông trùng hạ thảo, cốm và nhiều sản phẩm chế biến khác.

 

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, gần đây, gia đình ông Nguyễn Xuân Quang cũng tổ chức sản xuất sản phẩm rượu ngâm đông trùng hạ thảo.

 

Theo chủ cơ sở, đối với dòng sản phẩm rượu ngâm đông trùng hạ thảo, đơn vị tổ chức nuôi, cấy nấm trực tiếp vào chai thuỷ tinh, sau đó chiết xuất rượu cho vào ngâm theo yêu cầu khách hàng.

 

Các sản phẩm rượu đông trùng hạ thảo được đơn vị sản xuất, đóng chai theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Song song với sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trong các hộp giá thể (gạo lứt), Công ty TNHH Thiên Hương Phát Đà Lạt cũng tiến hành nuôi cấy nấm trên nhộng tằm.  

 

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, đơn vị tiến hành nuôi tằm và liên kết với một số hộ dân chuyên nuôi tằm để đảm bảo nguồn nhộng phục vụ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

 

Nhộng được chọn là những con đủ ngày và to khoẻ. Khi cấy nấm vào nhộng tằm phải đảm bảo độ khô ráo nhất định và chuyển đến công đoạn ủ tối. Sau 7 - 10 ngày, những nhộng có nấm phát triển sẽ được chuyển qua công đoạn kích sáng, lưu trồng.

 

Theo chủ cơ sở, việc phát triển dòng sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt ngặt. Tỉ lệ rủi ro, hao hụt đối với dòng sản phẩm này tương đối cao. 

 

Đối với đông trùng hạ thảo nhộng tằm, từ khi cấy giống đến thu hoạch chỉ kéo dài khoảng 90 ngày. Tuy nhiên việc phát triển dòng sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ dâu. 

 

Hiện nay, mỗi năm Công ty TNHH Thiên Hương Phát Đà Lạt cung ứng ra thị trường từ 700 - 800kg nấm đông trùng hạ thảo khô các loại.

 

1kg nấm đông trùng hạ thảo khô có giá khoảng 35 triệu đồng. Riêng sản phẩm đông trùng hạ thảo nhộng tằm khô có giá từ 80 - 100 triệu đồng/kg. Giá trị dược liệu của các dòng sản phẩm đều được đánh giá đạt 60 - 70% so với sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên.

 

Hiện nay, tất cả sản phẩm của đơn vị đang được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Ông Nguyễn Xuân Quang cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, liên kết sản xuất và tập trung chế biến sâu, đáp ứng nguồn hàng xuất khẩu. 

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt1

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Cần trợ lực chính sách

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm