| Hotline: 0983.970.780

Đột phá công nghệ: Xử lý rơm rạ không cần thời gian nghỉ

Thứ Năm 12/01/2023 , 13:56 (GMT+7)

'Một tấn rơm là một tấn phân bón' không còn là mơ ước của nông dân.

Chế phẩm Emuniv xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng do Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai nghiên cứu ứng dụng đã đạt được thành công tại nhiều địa phương ở 3 miền Bắc, Trung, Nam như Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Long An, Đồng Tháp, An Giang…

Sản phẩm vi sinh Emuniv

Sản phẩm vi sinh Emuniv.

Với truyền thống canh tác lúa 3 vụ ở ĐBSCL và thời gian chuyển vụ nhanh tại miền Bắc và miền Trung, thông thường, các nhà sản xuất vi sinh khuyến cáo bà con nông dân thời gian xử lý rơm rạ tại ruộng nên từ 10 - 15 ngày trước khi gieo sạ và việc đốt rơm rạ tại đồng ruộng nông dân vẫn thường áp dụng phổ biến, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm không khí ở nhiều nơi.

Vi sinh công nghệ mới của GS.TS Phạm Văn Ty (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) với những cải tiến trên nền tảng kết quả của đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia mã số EM/KHCN, 1997 - 2000 đã giúp các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (như rơm rạ, tàn dư thực vật) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoàn toàn trở nên có ích. Các tác động phù hợp từ quá trình sinh trưởng của hệ vi sinh vật đất (gồm Bacillus subtillis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum, Streptomyces murinus, Saccharomyces cereviseae) đã tạo ra nhiều hiệu quả cùng lúc, có lợi cho sinh trưởng của cây lúa.

Nông dân rải vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch ở HTX Hà Bao 1, An Phú, An Gian

Nông dân rải vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch ở HTX Hà Bao 1, An Phú, An Giang.

Những phụ phẩm, tàn dư trên ruộng sau thu hoạch được phân hủy nhanh khi cày vùi trong đất; bổ sung và cải thiện hệ vi sinh vật hữu hiệu trong đất. Việc rắc chế phẩm EMUNIV rồi cày vùi phụ phẩm trong bùn đất đã giúp lúa không những không bị hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây vàng lá nghẹt rễ ở cây lúa non mà còn giúp cứng cây, đứng lá, trổ bông dài và hạt lúa chắc mập hơn. Cây lúa khỏe là một yếu tố giúp tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và các đối tượng sâu bệnh hại và góp phần làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng hạt gạo.

Các vùng đất lúa bị nhiễm phèn nặng ở Móng Cái (Quảng Ninh) hay Đồng Nai còn ghi nhận hiệu quả rất tốt trong việc giảm độ chua của đất ngay trước khi gieo cấy, các bệnh hại nhờ đó giảm trên 90%. Lượng dinh dưỡng tận thu được từ quá trình phân hủy rơm rạ (gồm các nguyên tố đa, trung và vi lượng) đã đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa nên đã tạo ra những bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo.

Ông Huỳnh Trung Thu 1

Ông Huỳnh Trung Thu (HTX Hà Bao 1, huyện An Phú, An Giang) đã nhiều năm áp dụng xử lý rơm rạ trên ruộng bằng chế phẩm Emuniv cho kết quả rất tốt.

Trên thực tế, tùy vào mùa vụ, điều kiện sản xuất cũng như tập quán canh tác của từng địa phương, nông dân cần các biện pháp xử lý rơm rạ khác nhau. Đơn vị tư vấn là Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hiện tại dựa vào công nghệ vi sinh mới EMUNIV có khả năng xử lý nhanh rơm rạ trên ruộng đã có thể hướng dẫn nông dân địa phương ứng dụng nhiều kỹ thuật xử lý khác nhau cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu.

Nông dân hiện nay được hướng dẫn kỹ thuật đưa nước vào cày bừa kết hợp rải vi sinh để xử lý hoai mục nhanh rơm rạ sau thu hoạch, sát ngày gieo cấy hoặc thậm chí là chỉ đơn giản rải đều vi sinh xử lý rơm rạ lên mặt ruộng sau khi đã hoàn thành gieo cấy.

vi sinh 3

Giám đốc Trung tâm BVTV Khu 4, ông Nguyễn Tuấn Lộc (giữa) kiểm tra mô hình xử lý nhanh rơm rạ công nghệ mới tại Hưng Nguyên, Nghệ An.

Để minh chứng rằng thời gian nghỉ là không cần thiết cho quá trình xử lý rơm rạ trên ruộng với chế phẩm EMUNIV, có thể lấy ví dụ một số mô hình như sau:

- Mô hình tại HTX Hà Bao 1, huyện An Phú (tỉnh An Giang): Trong quá trình triển khai xử lý rơm rạ trên diện tích 5ha, từ năm 2019 đến nay, ông Huỳnh Trung Thu đã áp dụng nhiều vụ với các biện pháp xử lý trước sạ, sau sạ và giảm được đến 30% phân bón ở những vụ mùa không gom rơm đi bán (giảm từ 50kg xuống còn 30 - 35kg phân NPK/1.000m2), thuốc BVTV tiết kiệm được trên 50% do sâu bệnh giảm nhiều.

Đến nay sau 12 vụ, ông Thu đã lựa chọn áp dụng công nghệ mới với phương pháp xử lý rơm rạ sau sạ 7 ngày. Tại huyện Châu Phú của An Giang, nhiều diện tích ruộng của nông dân cũng đang được xử lý toàn bộ rơm rạ với công nghệ mới này để tiết kiệm phân bón và thuốc BVTV.

Chuẩn bị xử lý rơm rạ trên ruộng cho vụ mới tại Hà Nam.

Chuẩn bị xử lý rơm rạ trên ruộng cho vụ mới tại Hà Nam.

- Mô hình lúa đặc sản do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cần Đước, Long An thực hiện từ năm 2020 với 2 công thức lúa sản xuất theo nguyên tắc hữu cơ và lúa sản xuất thông thường trên diện tích 3ha cũng cho thấy: Sau khi gặt lúa xong, để lại toàn bộ rơm rạ và rải chế phẩm EMUNIV lên bề mặt, tiến hành cày bừa làm đất, gieo cấy theo quy trình; năng suất lúa là tương đương và sâu bệnh hại giảm mạnh trên 50% so với các ruộng đối chứng xung quanh. Hoặc cùng ở Long An, ruộng 7ha lúa tại xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh cũng ghi nhận trong năm 2022 hiệu quả xử lý rơm rạ bằng công nghệ vi sinh mới sau sạ 7 ngày với các hiệu quả giảm phân bón, giảm sâu bệnh và tăng năng suất tương đương với xử lý trước sạ.

- Mô hình xử lý rơm rạ của Thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) ở miền Bắc vụ mùa năm 2022 cũng đã thành công ngay từ vụ đầu tiên nhờ mạnh dạn áp dụng phương pháp mới xử lý rơm rạ sát ngày gieo sạ và thu được kết quả là 800ha lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm sâu bệnh trên 50% và năng suất lúa tăng trên 10%.

Hà Nam tập huấn xử lý nhanh rơm rạ trên ruộng tại 13 xã phường trước ngày gieo cấy (tháng 6 năm 2022).

Hà Nam tập huấn xử lý nhanh rơm rạ trên ruộng tại 13 xã phường trước ngày gieo cấy (tháng 6 năm 2022).

Việc chế phẩm EMUNIV xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng đã khẳng định được thành công của quy trình kỹ thuật mới ở tất cả các quy mô nhỏ, vừa và lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam; xóa được nỗi lo về việc thiếu thời gian vệ sinh đồng ruộng. 100% các mô hình không còn phải lo ngại bệnh chết lúa non do ngộ độc hữu cơ. 100% các mô hình tiết kiệm được phân bón và giảm sử dụng thuốc BVTV.

Nhờ công nghệ mới, tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương mà nông dân có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp, xử lý rơm rạ trước, sau làm đất hoặc trước, sau khi gieo sạ đều đạt hiệu quả xử lý cao. Như vậy, toàn bộ rơm rạ và tàn dư trong ruộng sau thu hoạch giờ đây đã có cơ hội được tái sử dụng để tiết kiệm phân bón thay cho biện pháp đốt làm ô nhiễm môi trường và thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Khoảng 44 triệu tấn rơm rạ mỗi năm trên các cánh đồng lúa Việt Nam giờ đây đã có thêm cơ hội đóng góp vào tăng trưởng, phát triển ngành sản xuất lúa gạo bền vững của quốc gia.

Xem thêm
Lợn cấp cho hộ nghèo bị chết nghi do dịch tả lợn châu Phi

GIA LAI Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pah nghi lợn bị chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đơn vị đã phối hợp lấy mẫu xét nghiệp để kết luận nguyên nhân.

Bắt giữ xe khách chở 1,2 tấn nội tạng lên Điện Biên tiêu thụ

1,2 tấn nội tạng chứa trong 9 thùng xốp được chủ xe khách chở từ huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội lên Điện Biên đã bị bắt giữ tại Hòa Bình.

Tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng

AN GIANG Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức 3 lớp tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng.