| Hotline: 0983.970.780

Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ làm hồi sinh nhiều vùng khô hạn

Thứ Bảy 13/03/2021 , 13:44 (GMT+7)

Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ cấp nước tưới trực tiếp 7.480ha và cấp bổ sung để đảm bảo tưới đủ diện tích 12.800ha và bổ sung nước cho các hồ chứa.

Đập chính - hệ thống thủy lợi Tân Mỹ nhìn từ vùng hạ du.

Đập chính - hệ thống thủy lợi Tân Mỹ nhìn từ vùng hạ du.

Phục vụ đa mục tiêu

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn nhất cả nước, khí hậu khô nóng, gió nhiều, lượng mưa rất thấp, thuộc loại khí hậu cận hoang mạc. Hàng năm, địa phương này thường xảy ra tình trạng khô hạn khốc liệt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Về hạ tầng hồ chứa thủy lợi, hiện toàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa nước vừa và nhỏ với tổng dung tích thiết kế là 194 triệu m3 và ngoài ra tỉnh Ninh Thuận còn được bổ sung nguồn nước rất quan trọng từ hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) thuộc lưu vực sông Đa Nhim với tổng lượng chuyển là khoảng 570 triệu m3/năm.

Tuy nhiên do chưa có các hồ chứa đủ lớn để tích nước, nên vào mùa khô hàng năm, đặc biệt thời điểm tháng 5/2020 dung tích các hồ chứa chỉ còn lại khoảng 12,3% thiết kế, trong đó có đến 11 hồ cạn trơ đáy không đáp ứng được nhu cầu dùng nước của địa phương, dẫn đến thường xuyên xảy ra hạn, thiếu nước.

Đập chính dài 602,5m, thi công bằng công nghệ RCC.

Đập chính dài 602,5m, thi công bằng công nghệ RCC.

Từ thực tế trên, dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đã được đầu tư, với quy mô xây dựng gồm cụm đầu mối hồ Sông Cái tạo kho nước có dung tích 219 triệu m3 ở thượng lưu, đập dâng Tân Mỹ ở hạ lưu và hệ thống đường ống dẫn nước chính dài gần 30km. Dự án có nhiệm vụ chính là cấp nước tưới trực tiếp 7.480ha đất canh tác và cấp bổ sung cho hệ thống thuỷ nông Nha Trinh - Lâm Cấm để đảm bảo tưới đủ diện tích 12.800ha thuộc phạm vi hưởng lợi của vùng dự án. Điều hòa, cấp nước bổ sung cho một số hồ chứa (hồ Cho Mo, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh) đã có trên địa bàn tỉnh trong các tháng mùa khô và chuyển một phần lượng nước sang phía Nam Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Khi dự án hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu cấp nước cho các vùng khô hạn nhằm phục vụ đa mục tiêu, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

Tư duy đột phá trong công tác thủy lợi

Ông Nguyễn Hải Thanh - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng Công trình (Bộ NN-PTNT) chia sẻ: Đây là dự án lớn, trọng điểm hàng đầu trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020 của Bộ NN-PTNT, việc đầu tư dự án có những tư duy đột phá về giải pháp thủy lợi chuyển nước từ Lâm Đồng nơi có lượng mưa nhiều về Ninh Thuận tạo hồ chứa Sông Cái để cấp nước trực tiếp cho vùng dự án, cấp bổ sung cho các hồ còn thiếu nước trong khu vực tạo thành kết nối mạng hồ chứa.

Hồ Sông Cái được ví như trái tim trung chuyển điều tiết, sử dụng nguồn nước từ thượng nguồn sông Cái nơi có lượng mưa nhiều để cấp nước cho các vùng khô hạn thuộc các huyện Bắc Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, thành phố Phan Rang, đáp ứng các mục tiêu đầu tư phát triển thủy lợi với chiến lược kết nối liên hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đồng thời tạo nguồn tiếp nước cho vùng Nam Cam Ranh (Khánh Hoà), như định hướng quy hoạch phát triển thủy lợi sẽ cơ bản giải quyết, ứng phó được tình hình khô hạn trong khu vực hiện nay.

Để đạt được yêu cầu về chất lượng và tiến độ nhằm khẩn trương hoàn thành đưa công trình vào phục vụ chống hạn, trong công tác tổ chức thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng đã có những ứng dụng về công nghệ vật liệu xây dựng một cấp phối trong xây dựng đập bê tông đầm lăn giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, mặt khác tận dụng được ưu điểm về thế năng, chênh lệch về mực nước để xây dựng hệ thống dẫn nước chính bằng đường ống tự chảy có áp, kết cấu ống thép lớn, dài và hiện đại nhất trên cả nước hiện nay.

Giải pháp đường ống dẫn nước đã khắc phục các bất lợi về khí hậu khắc nghiệt, lượng bốc hơi lớn tạo tiền đề cho áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đồng thời xây dựng hình mẫu cho công tác quản lý vận hành tự động hóa, hiện đại hóa trong các giai đoạn đầu tư tiếp theo để hoàn thiện dự án.

Trong quá trình đầu tư xây dựng, Bộ NN-PTNT đã tập hợp và nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực địa chất, thủy văn, kết cấu, thủy công, vật liệu xây dựng... góp phần tối ưu hóa các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình sớm góp phần chống hạn cho địa phương.

Trong đó, Bộ đã chỉ đạo xây dựng sớm đập dâng và hệ thống dẫn nước Tân Mỹ bằng đường ống có áp, với phương châm xây dựng đến đâu kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất đến đó, từng bước phát huy hiệu quả đầu tư, bước đầu đã xây dựng xong đập dâng Tân Mỹ và hoàn thành 21,8/29,6km đường ống chính, kịp thời cấp nước chống hạn cho 4.754/7.480ha đất canh tác.

Đến nay, các hạng mục xây dựng cụm hồ chứa nước Sông Cái tạo kho nước đã hoàn thành sẵn sàng cho công tác chặn dòng, tích nước và cùng với tiếp tục hoàn thành hệ thống dẫn nước còn lại trước tháng 12/2021 để đưa công trình vào khai thác sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất trong vùng dự án.

Theo Cục Quản lý Xây dựng Công trình, trong thời gian tới (năm 2021 - 2022), tổng dung tích trữ của hồ chứa toàn tỉnh Ninh Thuận được nâng lên là 498 triệu m3 nhờ việc hoàn thành 2 hồ chứa đang được triển khai xây dựng là hồ Sông Cái (219 triệu m3) và hồ Sông Than (85 triệu m3).

Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm ứng phó với hạn hán, nhiệm vụ quan trọng, lâu dài là cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện giải pháp điều tiết kết nối liên thông hồ chứa Sông Cái với các hồ chứa trên địa bàn như hồ Sông Sắt, Sông Trâu, Bà Râu... và tiếp nước cho khu vực Nam Cam Ranh như nhiệm vụ của dự án và định hướng quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đề ra sẽ cơ bản giải quyết, ứng phó với tình hình hạn hán trong khu vực hiện nay.

Bộ NN-PTNT phê duyệt dự án đầu tư hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tại Quyết định số 4223/QĐ-BNN-XD ngày 31/12/2007, phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 4218/QĐ-BNN-XD ngày 19/10/2017 với tổng mức đầu tư 5.900 tỷ đồng, trong đó chi phí GPMB là 434,4 tỷ đồng và các chi phí khác.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…