| Hotline: 0983.970.780

Dự án lớn, càng phải tuân thủ quy định pháp luật

Thứ Hai 01/03/2021 , 11:00 (GMT+7)

Xung quanh chủ trương đầu tư trang trại lợn công nghiệp 70 ha tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), chính quyền và các cấp ngành liên quan không có được sự đồng nhất…

70 ha đất mà Chủ đầu tư đề xuất đều thuộc sự quản lý của.... Công ty TNHH MTV lâm nông nghiệp Sông Hiếu - Cánh chim đầu đàn của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

70 ha đất mà Chủ đầu tư đề xuất đều thuộc sự quản lý của.... Công ty TNHH MTV lâm nông nghiệp Sông Hiếu - Cánh chim đầu đàn của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Mâu thuẫn

Như NNVN đã thông tin, toàn bộ diện tích khu đất 70 ha mà Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển chăn nuôi Nghĩa Mai đề xuất xin chủ trương đầu tư (CTĐT) xây dựng trang trại lợn công nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất.

Điạ điểm trên không có rừng tự nhiên, do đó không cấm chuyển đổi mục đích sử dụng theo Quy định tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Điều 14, Luật Lâm nghiệp.

Tuy nhiên xuất phát từ quy mô và tính chất của dự án quá lớn, dễ thấy nguy cơ tác động nghiêm trọng đến môi trường sinh thái xung quanh là điều khó tránh, kèm với đó là những vấn đề nhạy cảm khác nên đòi hỏi phải triển khai tuần tự chi ly các bước ngay từ ban đầu.

Đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định, các bên liên quan không tìm được tiếng nói chung. Điều này thể hiện rõ trên cơ sở tổng hợp ý kiến, được nêu tại nội dung Công văn số 4586/SKHĐT-DN của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An.

Các bên không tìm được tiếng nói chung khi trình bày quan điểm về chủ trương đầu tư trang trại lợn quy mô khủng. Ảnh minh họa: Việt Khánh.

Các bên không tìm được tiếng nói chung khi trình bày quan điểm về chủ trương đầu tư trang trại lợn quy mô khủng. Ảnh minh họa: Việt Khánh.

Cốt lõi là dự án chưa được đăng ký tại kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Nghĩa Đàn, quy hoạch sử dụng đất cũng không phù hợp với điều chỉnh quy hoạch đất đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 9/7/2018.

Trường hợp được chấp thuận chủ trương đầu tư, trang trại lợn công nghiệp có quy mô tổng đàn 2.400 nái, 30.000 thịt sẽ hình thành. Tổng mức đầu tư của dự án trên 240 tỷ đồng, thời hạn kéo dài 50 năm.

Đáng lưu tâm nữa là toàn bộ quỹ đất mà Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển chăn nuôi Nghĩa Mai đề xuất đều thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nông nghiệp Sông Hiếu, đơn vị lâm nghiệp hiếm hoi hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nắm rõ hơn ai hết những vấn đề khúc mắc nhưng chẳng hiểu vì sao, UBND huyện Nghĩa Đàn trước sau vẫn nhất nhất bảo lưu quan điểm, từ đầu chí cuối đêu ra sức ủng hộ Chủ đầu tư xây dựng trang trại “khủng” một cách thái quá (?!)

Bám theo quan điểm của UBND huyện Nghĩa Đàn, Sở Xây dựng cũng thống nhất với chủ trương. Dù vậy, đơn vị này không quên đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư lưu ý: “Khu đất đề xuất dự án có nguồn gốc là đất rừng sản xuất do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Hiếu quản lý”.

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường, với lý do khu đất đề nghị thực hiện dự án không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Nghĩa Đàn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra, nếu tiến hành thu hồi phải tiến hành sắp xếp, xử lý tài sản công theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/122017 của Chính phủ nên chưa đi đến thống nhất.

UBND huyện Nghĩa Đàn ủng hộ chủ trương dù dự án này đối diện với hàng loạt nguy cơ. Ảnh: Việt Khánh.

UBND huyện Nghĩa Đàn ủng hộ chủ trương dù dự án này đối diện với hàng loạt nguy cơ. Ảnh: Việt Khánh.

Trong khi đó, Sở NN-PTNT nêu rõ quan điểm: “Theo Quyết định số 6184/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án duy trì củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV lâm nông nghiệp Sông Hiếu thì khu vực đề xuất CTĐT dự án đã được Nhà nước cho Công ty Sông Hiếu thuê để sản xuất, kinh doanh rừng trồng nguyên liệu và trồng, khai thác, chế biến mủ cao su.

Do đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 70 ha rừng sản xuất sang thực hiện dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp là không phù hợp với tinh thần của Quyết định 6184/QĐ-UBND”.

Huyện Nghĩa Đàn né tránh?

Về mặt lý thuyết, khi trang trại hình thành sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giúp địa phương giải tỏa phần nào áp lực về nhu cầu việc làm cho người bản địa.

Tuy nhiên sâu xa là hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn, là muôn vàn vấn đề có thể ập đến trong tương lai gần. Dẫu muốn hay không huyện Nghĩa Đàn phải đắn đo, suy tính thiệt hơn thay vì cố tình… chịu đấm ăn xôi mà bất chấp.

Từ cơ sở nội dung tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An cần sớm giải quyết dứt điểm nội dung này. Ảnh: Việt Khánh.

Từ cơ sở nội dung tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An cần sớm giải quyết dứt điểm nội dung này. Ảnh: Việt Khánh.

Quan điểm trên có cơ sở, bằng chứng là sau khi xem xét, đánh giá ý kiến chung, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh Nghệ An nội dung như sau: “Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp tại xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn do Công ty CP đầu tư phát triển và chăn nuôi Nghĩa Mai đề xuất không đáp ứng đủ điều kiện để được chấp thuận chủ trương đầu tư”.

Tổng quan tình hình, huyện Nghĩa Đàn là đơn vị sốt sắng nhất xuyên suốt quá trình tham mưu ý kiến đánh giá. Nhằm rộng đường dư luận, ngày 29/1/2021 PV NNVN đã liên hệ, đăng ký làm việc với UBND huyện này, trực tiếp Chánh Văn phòng HĐND-UBND Nguyễn Văn Vinh tiếp nhận thông tin.

Mặc dầu PV NNVN đã trực tiếp đăng ký nội dung làm việc nhưng UBND huyện Nghĩa Đàn liên tục viện lý do thoái thác. Ảnh: Việt Khánh.

Mặc dầu PV NNVN đã trực tiếp đăng ký nội dung làm việc nhưng UBND huyện Nghĩa Đàn liên tục viện lý do thoái thác. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Vinh khẳng định sẽ báo cáo nội dung đến lãnh đạo huyện, khi bố trí được thời gian phù hợp sẽ liên lạc lại. Tuy nhiên, đã qua 1 tháng kể từ thời điểm đăng ký, phía UBND huyện Nghĩa Đàn vẫn chưa có động thái phản hồi chính thức.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.