| Hotline: 0983.970.780

Du lịch nông thôn trên đất Sen Hồng

Thứ Bảy 05/02/2022 , 06:46 (GMT+7)

Nhiều năm qua, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp gắn với xây dựng nông thôn mới đã được khai thác và phát huy thế mạnh của vùng đất Sen Hồng.

Đồng Tháp đẩy mạnh các loại hình phát triển du lịch nông thôn cộng đồng và gắn với nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp đẩy mạnh các loại hình phát triển du lịch nông thôn cộng đồng và gắn với nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

80 điểm du lịch nông thôn

Từ lâu Đồng Tháp sớm nổi tiếng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch nông nghiệp như: du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân, tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống, thưởng thức những món ăn đặc trưng gắn liền với ruộng, vườn, cây trái và hoa kiểng…

Hiện nay toàn tỉnh có 80 điểm du lịch nông nghiệp, cộng đồng đã được UBND tỉnh Đồng Tháp đưa vào quy hoạch và đầu tư phát triển. Đồng Tháp xem du lịch là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế cho địa phương và gắn với xây dựng nông thôn mới.

Nhắc đến loại hình du lịch hoa kiểng, từ lâu ai cũng biết đến làng hoa kiểng Sa Đéc lớn nhất ở khu vực ĐBSCL, có người ví nơi đây là Đà Lạt 2 ở miền Tây. Nơi đây có hơn 624ha sản xuất hoa kiểng quanh năm với hàng trăm loại hoa kiểng các loại.

Đồng Tháp sớm nổi tiếng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch nông nghiệp như: du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp sớm nổi tiếng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch nông nghiệp như: du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND TP Sa Đéc đang khuyến khích các cơ sở kinh doanh ở làng hoa Sa Đéc đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các điểm, dịch vụ vui chơi giải trí kết hợp với tham quan du lịch trên địa bàn hoạt động hiệu quả như: Homestay Ngôi nhà Hoa ếch, Homestay Phong-LeVent, Đài quan sát hoa, vườn hoa kiểng Hai Cao, Làng bột, Cánh đồng hoa hồng, Khu vui chơi giải trí Happy Land Hùng Thy… đã thu hút đông đảo khách tham quan. Từ năm 2016 đến nay, Sa Đéc đã thu hút gần 5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 200.000 lượt khách quốc tế.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, ngành hàng hoa kiểng là một trong những 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp chọn để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy mặt hàng hoa kiểng chỉ trồng trên địa bàn TP. Sa Đéc, đã được tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho Làng hoa Sa Đéc và xây dựng Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để thực hiện nghiên cứu, chuyển giao quy trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là giống hoa cảnh, quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hoa và gắn với du lịch sinh thái. Bình quân mỗi năm Trung tâm đã cung ứng trên 200.000 - 300.000 cây giống hoa cấy mô với 16 chủng loại.

Du khách trải nghiệm du lịch tại vườn Quốc gia Tràm Chim - Tam Nông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Du khách trải nghiệm du lịch tại vườn Quốc gia Tràm Chim - Tam Nông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành hàng hoa kiểng cũng được tỉnh tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay đã thành lập được 4 HTX và 6 Hội quán tạo được sự kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp.

Theo ông Thiện, ngành hàng hoa kiểng hàng năm đem lại tổng giá trị gần 5.000 tỷ đồng/năm. Để nguồn thu cho Làng hoa Sa Đéc ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa, tỉnh Đồng Tháp cho thực hiện Dự án Làng Văn hóa du lịch Sa Đéc gắn với xây dựng nông thôn mới với diện tích khoảng 510ha. Trong đó tập trung vào 2 vùng lõi của Làng hoa Sa Đéc thuộc 2 khóm Tân Hiệp và Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông với tổng kinh phí thực hiện gần 600 tỷ đồng.

Đặc biệt, đầu năm 2021, TP Sa Đéc đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại hoa kiểng Đồng Tháp ở xã Tân Khánh Đông, với diện tích hơn 4,2ha, đã góp phần phát triển kinh tế nơi đây.

Đến rồi lưu luyến khó quên

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, quá trình phát triển, tỉnh tập trung lấy nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng văn hóa bản địa là quan trọng để xây dựng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng.

Du khách trải nghiệm bắt cá đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Du khách trải nghiệm bắt cá đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay nhu cầu khách du lịch mong muốn được tham quan trải nghiệm ở các khu nông trại, trang trại, vườn cây ăn trái… gắn với tìm hiểu các giá trị văn hóa Đồng Tháp ngày một tăng, đã giúp kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nông sản, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.

Theo ông Bửu, tuy Đồng Tháp phát triển loại hình du lịch này sau so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, nhưng đại phương đã có nhiều cố gắng và bước đầu gặt hái được một số kết quả khá khả quan.

Trong đó, đầu tiên phải kể đến cánh đồng sen bạt ngàn ở khu Đồng Sen Tháp Mười (huyện Tháp Mười) thời điểm bắt đầu chỉ có 5 hộ dân khai thác loại hình du lịch trải nghiệm chèo xuồng ngắm cảnh đồng sen, câu cá, thưởng thức ẩm thực đồng quê với nhiều món ăn được chế biến từ sen, hiện tại đã có hơn 10 hộ tham gia khai thác du lịch loại hình này.

Du khách tham quan làng hoa kiểng ở Sa Đéc – Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Du khách tham quan làng hoa kiểng ở Sa Đéc – Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiếp theo đó là thành công của các hộ dân vườn cam, quýt hồng ở huyện Lai Vung đã mạnh dạn mở cửa vườn đón khách du lịch đến tham quan. Hiện nay có hàng chục điểm tham quan vườn quýt hồng, cam xoàn đang khai thác phục vụ khách tham quan du lịch. Từ khi khai trương hoạt động đến nay, các điểm tham quan vườn cam, quýt trên địa bàn đã đón tiếp và phục vụ hơn 75.000 lượt khách, tổng thu đạt khoảng 24 tỷ đồng.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều du khách ở các tỉnh thành ĐBSCL đến tham quan vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) trong dịp cuối năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều du khách ở các tỉnh thành ĐBSCL đến tham quan vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) trong dịp cuối năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt mô hình thành công nhất là “Thành phố hoa của khu vực Nam bộ” ở Sa Đéc với những khu vườn kiểu mẫu, bảo tàng hoa với hàng trăm loài hoa đẹp, lạ… nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài. Như năm 2019 và 2020, lượng khách du lịch đến thành phố Sa Đéc đạt trên 1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 40.786 lượt.

Các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ở các địa phương trong tỉnh cũng đã mạnh dạn phối hợp với nhiều Công ty du lịch lữ hành xây dựng những chương trình du lịch khá hấp dẫn như chương trình du lịch “Trải nghiệm một ngày làm nông dân”, “Trải nghiệm mùa nước nổi của ngư dân vùng Đồng Tháp Mười”, “Sắc xuân Đồng Tháp”, “Mỗi ngày một nghề”, “Đi trong màu xanh của vườn cây trái”…

Ông Nguyễn Hữu Nghị, Chủ nhiệm Long Hậu Hội quán (huyện Lai Vung, Đồng Tháp) giới thiệu đến khách tham quan vườn quýt hồng trong dịp cuối năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Hữu Nghị, Chủ nhiệm Long Hậu Hội quán (huyện Lai Vung, Đồng Tháp) giới thiệu đến khách tham quan vườn quýt hồng trong dịp cuối năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh đồng sen bạt ngàn ở Khu Đồng Sen Tháp Mười (huyện Tháp Mười). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cánh đồng sen bạt ngàn ở Khu Đồng Sen Tháp Mười (huyện Tháp Mười). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã ghé thăm Long Hậu Hội quán ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là điểm mở cửa đón khách du lịch tham quan vườn quýt hồng trong dịp Tết Nhâm Dần 2022. Long Hậu Hội quán là nơi tập hợp những nông dân tự nguyện, cùng chung chí hướng có tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ

    Tags:
Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.