| Hotline: 0983.970.780

Du lịch sinh thái phải bền vững, không làm tổn hại đến thiên nhiên

Thứ Bảy 04/03/2023 , 08:24 (GMT+7)

Nhiều ý kiến tại hội thảo về du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương cho rằng, điều quan trọng là phải không làm tổn hại đến thiên nhiên khi làm du lịch.

Vườn Quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Vườn Quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 3/3, Hội thảo "Du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương" được tổ chức nhằm phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Tham dự có đại diện Sở Du lịch, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phòng Giáo dục- Đào tạo các huyện: Nho Quan, Yên Thủy, Lạc Sơn, Thạch Thành, cộng đồng làm du lịch trên vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương, một số tổ chức phi chính phủ (NGO) và công ty du lịch, lữ hành khu vực phía Bắc.

Tiềm năng của Cúc Phương

Theo ông Đỗ Hồng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn có diện tích 22.408 ha nằm trên địa bàn của 14 xã, 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Vườn có hệ giá trị đa dạng sinh học quý giá, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, hệ động vật Cúc Phương rất phong phú và độc đáo.

Cúc Phương còn là bảo tàng thiên nhiên tuyệt vời lưu giữ nhiều dấu tích của sự sống từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển của khu rừng, Cúc Phương từ lâu đã dần hình thành, xây dựng và vận hành thành công mô hình quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, khai thác du lịch sinh thái nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên.

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích, thảo luận mặt tích cực, những điểm còn hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích, thảo luận mặt tích cực, những điểm còn hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm tại các Khu bảo tồn thiên nhiên đang là xu thế của nhiều du khách. Vườn Quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á 4 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022).

Với sự đa dạng về hệ động, thực vật cùng bề dày của công tác quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái gắn với công tác cứu hộ, bảo tồn tại Vườn. Tuy nhiên, để vận hành, khai thác tốt hơn loại hình du lịch này, đại diện Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện.

Không làm tổn hại đến thiên nhiên

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích, thảo luận mặt tích cực, những điểm còn hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh phát triển du lịch cần đề cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của hệ động, thực vật tại Vườn. Mặt khác, người dân khu vực vùng đệm cần được đào tạo kỹ năng cơ bản để làm dịch vụ, du lịch....

Liên quan vấn đề này, ông Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho rằng, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn cần có kế hoạch, chính sách bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên.

"Việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mang tính trải nghiệm cho du khách là rất cần thiết nhưng cần lưu ý không làm tổn hại đến thiên nhiên, hướng tới bảo vệ môi trường đó mới là cách làm du lịch sinh thái đúng, bền vững", ông Phong nói.

Trong khi đó, ông Tống Anh Đệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cho rằng cần tránh tình trạng bày bán công khai các loại thịt được quảng cáo là thịt thú rừng, đặc biệt là khu vực vùng đệm, khu vực giáp ranh với Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Ông Gareth O’Hara, Giám đốc Lữ hành Á Châu đánh giá cao tiềm năng của Cúc Phương và đưa ra một số ý kiến về việc phát triển loại hình du lịch gắn với bảo tồn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Gareth O’Hara, Giám đốc Lữ hành Á Châu đánh giá cao tiềm năng của Cúc Phương và đưa ra một số ý kiến về việc phát triển loại hình du lịch gắn với bảo tồn. Ảnh: Tùng Đinh.

Đại diện một công ty lữ hành cho biết những năm gần đây, loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá rất phát triển. Do đó, Cúc Phương cần quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị thiết bị, công cụ hỗ trợ an toàn tại chỗ cho du khách khi tham gia loại hình du lịch này.

Nhấn mạnh thêm về các tiềm năng của Cúc Phương, ông Gareth O’Hara, Giám đốc Lữ hành Á Châu khẳng định: "Hằng năm, đơn vị phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương đưa khoảng 1.000 học sinh, sinh viên trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm tại khu vực Động Người Xưa; thăm quan cây cổ thụ, xem chim, thú đêm; chinh phục đỉnh cao Mây Bạc là nóc nhà Cúc Phương; xuyên rừng ngủ bản; trải nghiệm tìm hiểu đời sống, văn hóa, tri thức bản địa và các hoạt động giao lưu văn nghệ... Đó là những trải nghiệm độc đáo chỉ có ở Cúc Phương”.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam cho rằng để phát triển loại hình du lịch trải nghiệm cần nâng cao nhận thức cho học sinh vùng đệm gắn liền với công tác bảo tồn động vật hoang dã. Đơn giản như việc thông qua học sinh có thể chuyển tải thông điệp "không ăn, không săn, không sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc trực tiếp từ tự nhiên."

Mặt khác, vườn cần điều chỉnh và thống nhất chương trình, bảng giá dịch vụ, quy định thực hiện; xây dựng đội ngũ hướng dẫn đảm bảo để thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm; thúc đẩy sự tham gia học sinh từ các khu vực thành phố, khu vực khác...

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất