| Hotline: 0983.970.780

Du lịch gắn với bảo tồn tại 'bảo tàng thiên nhiên' Cúc Phương

Thứ Sáu 03/03/2023 , 13:50 (GMT+7)

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á.

Hội thảo 'Du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương' được tổ chức sáng 3/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo “Du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương” được tổ chức sáng 3/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với sự trải nghiệm tại các Khu bảo tồn thiên nhiên đang là xu thế của nhiều du khách. Vườn quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, được quốc tế bình chọn là điểm đến hàng đầu châu Á bốn năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022).

Để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái; chuyển tải thông điệp, sẻ chia mối quan hệ giữa rừng và cuộc sống, ngày 3/3, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức Hội thảo “Du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương”.

Hội thảo có sự tham gia cả các địa phương vùng đệm của vườn, người dân trong khu vực cũng như các công ty lữ hành chuyên thiết kế tour về Vườn quốc gia Cúc Phương và nhiều đơn vị liên quan.

Với diện tích 22.408 ha nằm trên địa bàn của 14 xã, 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới, Cúc Phương ôm chứa hệ giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý giá, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam.

Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và độc đáo. Cùng với sự đa dạng và phong phú về khu hệ động, thực vật, nói đến Cúc Phương đó còn là một bảo tàng thiên nhiên tuyệt vời lưu giữ nhiều dấu tích của sự sống từ thời tiền sử cho đền ngày nay.

Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển của khu rừng, Cúc Phương từ lâu đã dần hình thành, xây dựng và vận hành thành công mô hình quản lý, bảo vệ, nghiên cứu và khai thác du lịch sinh thái nhằm mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên.

Hơn 60 năm qua, từ khu rừng Cúc Phương hiện nay cả nước đã hình thành một hệ thống các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, được hoàn thiện về pháp luật, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; có nhiều thành tựu trong nghiên cứu và góp phần làm nên bản đồ du lịch sinh thái Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương chia sẻ về vấn đề du lịch gắn với bảo tồn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương chia sẻ về vấn đề du lịch gắn với bảo tồn. Ảnh: Tùng Đinh.

Cụ thể, trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, các thành tựu nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, kết quả công tác cứu hộ bảo tồn, giá trị văn hóa cộng đồng bản địa và đội ngũ nhân sự không ngừng được nâng cao trình độ và kỹ năng, Cúc Phương đã tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm.

Một trong những nền tảng làm nên bề dày thành tựu trong công tác giáo dục thiên nhiên của Cúc Phương chính là thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái. Cánh rừng được nhìn nhận như một “bảo tàng sống”, một “ngôi trường” lớn, nơi các thế hệ học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập. Chính từ những hoạt động đó, thông điệp nâng cao nhận thức về thiên nhiên được lan toả.

Các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, thiên nhiên được Vườn đặc biệt chú ý; thăm Động Người Xưa, các cây cổ thụ, xem chim, xem thú đêm, chinh phục đỉnh cao Mây Bạc - “nóc nhà Cúc Phương", hành trình xuyên rừng ngủ bản… là những tour/tuyến để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách suốt nhiều chục năm qua.

Với chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Cúc Phương trong giai đoạn mới, lấy việc nâng cao nhận thức về thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái là nền tảng, dựa trên thành quả của công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và cứu hộ bảo tồn, những năm gần đây Cúc Phương hướng tới nghiên cứu, phát triển và vận hành những sản phẩm sáng tạo, táo bạo và độc đáo.

Bước đầu vận hành thành công chuyển đổi mô hình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn tại các trường học vùng đệm (Nhóm CAP) về thực hiện tại Vườn, đồng thời xác định rõ đối tượng khách hướng tới của Vườn trong giai đoạn tới là học sinh, sinh viên.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.