| Hotline: 0983.970.780

Đưa ngành lâm nghiệp từ phủ xanh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ Hai 24/12/2018 , 15:04 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2018 ngành lâm nghiệp có 3 đặc điểm cần được quan tâm nhấn mạnh...

14-35-44_bt-nx-cuong
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành Lâm nghiệp 2018 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 sáng 24/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau những thành tựu to lớn đạt được, năm 2019 ngành lâm nghiệp cần tiếp tục phát huy động bộ, tổng thể trên mọi mặt trận theo đúng định hướng Đảng và Nhà nước xác định, đưa ngành lâm nghiệp từ phủ xanh thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2018 ngành lâm nghiệp có 3 đặc điểm cần được quan tâm nhấn mạnh. Thứ nhất, BĐKH đang là thách thức lớn nhân loại phải đối mặt và Việt Nam nằm ở vị trí, khu vực nhạy cảm nhất. Do đó, trong giải pháp về ứng phó với BĐKH thì rừng là giải pháp cốt lõi tổng thể, nên công tác lâm nghiệp phải gắn chặt với nhiệm vụ đầy thách thức này.

Điểm thứ hai, năm 2018 và 2019 là năm bản lề triển khai Luật Lâm nghiệp, khác hẳn 2014 là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chủ yếu mang ý nghĩa phủ xanh đất trống đồi nói trọc, an sinh xã hội. Hiện Đảng, Chính phủ trong Luật Lâm nghiệp đã xác định đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề phát triển bền vững, theo chuỗi phải được duy trì xuyên suốt với ngành lâm nghiệp trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, năm 2018 nhắc đến rừng không chỉ là màu xanh với việc hoàn thành mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ, giảm số vụ vi phạm, tăng số vụ khởi tố mà thực sự ngành lâm nghiệp đã thực sự mang lại cho đất nước ngoại tệ, thu nhập đúng nghĩa rừng vàng với những con số xuất khẩu, tăng trưởng vô cùng ấn tượng, dự kiến đạt trên 9 tỷ USD.

Với ba đặc điểm lớn bao trùm, được cụ thể hóa bằng một số chỉ tiêu, số liệu năm 2018, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị năm 2019 các đơn vị, trong đó đứng đầu là lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp tiếp tục kế thừa và phát huy lợi thế của năm 2018, qua đó đặt mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng về đích đúng hoặc trước thời hạn 42% vào năm 2020.

14-35-44_img_0017
Giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt 6,99 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu toàn ngành nông nghiệp
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 của Việt Nam đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành NN-PTNT. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,787 tỷ USD, chiếm 95% giá trị. Giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt 6,99 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành. Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 đạt 2,317 tỷ USD, tăng 6,27% so với 2017.

Điểm sáng khác theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ngành lâm nghiệp nên tiếp tục phát huy đó là tỷ lệ xuất siêu nhờ tự chủ được 80% nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến với 18,5 triệu mét khối cùng 9 triệu mét khối gỗ cao su và trồng cây phân tán. Đây là tiền đề quan trọng để người trồng rừng từ thoát nghèo trở nên khá giả.

Đặc biệt, năm 2018 và 2019 cũng là những năm đầu tiên Việt Nam ký được hiệp định VPA/FLEGT với EU sau 6 năm trời ròng rã đàm phán.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, muốn ngành lâm nghiệp thực sự bứt phá, lột xác đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải nỗ lực, duy trì cao độ hơn nữa các thủ tục, quy hoạch, định hướng, cơ chế tiếp theo để ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà ngành kinh tế mũi nhọn này phải mang giá trị bền vững.

Trước những đòi hỏi, thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những kinh nghiệm, bài học trong quá trình tái cơ cấu thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý một số nhiệm vụ trong tâm với ngành lâm nghiệp trong thời gian tới.

Trong đó, phải bám sát Quyết định 886 phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ. Tiếp tục phải rà soát tăng cường hơn nữa việc bảo vệ phát triển rừng, giảm cả số vụ và diện tích, trong đó gắn trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm với người đứng đầu.

Đặc biệt, vấn đề rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ mới phù hợp để người trông rừng, giữ rừng đảm bảo có đủ thu nhập ổn định cuộc sống. Theo Bộ trưởng, khó như Quỹ Chi trả dịch vụ môi trường rừng chúng ta đã làm được thì việc có cơ chế đặc thù cho rừng đặc dụng, phòng hộ hoàn toàn có thể thực hiện được.

14-35-44_img_0138
Ảnh: N.H
Song song với việc giao đất, giao rừng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, để giải quyết được việc lãng phí, sử dụng chưa hiệu quả đất nông lâm trường, các cấp, ngành, địa phương nên tập trung vào thực hiện một số mô hình điểm để rút kinh nghiệm, nhận rộng, bởi đây là lĩnh vực chuyển dịch chậm nhất trong ngành lâm nghiệp trong thời gian qua.

 

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Khẩn thiết cần 1 đầu mối đứng ra đàm phán

'Chúng tôi chỉ là hiệp hội, không có chức năng quản lý và chưa được hướng dẫn thủ tục cấp giấy kiểm định vàng O', Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.