| Hotline: 0983.970.780

Dừa xiêm lùn da xanh trên đất cát

Thứ Hai 14/11/2016 , 08:32 (GMT+7)

Về thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước vườn dừa xiêm lùn da xanh được trồng trên vùng cát ven biển đang cho trĩu quả của ông Lê Xuân Bá (SN 1957).

07-55-01_xiem2
Ông Dậu bên buồng dừa sai quả
 

Trên vùng cát khô khốc rộng đến 1ha, 150 cây dừa xiêm lùn da xanh của ông Bá phủ bóng xanh rờn, làm mát dịu cả vùng cát cằn cỗi.

“Trong dịp đi tham quan mô hình trồng dừa xiêm lùn tại tỉnh Bến Tre, tui thấy trái rất sai, mỗi buồng từ 30 - 40 trái, thích nghi cả vùng đất nhiễm mặn, phèn, cát trắng bạc màu. Mê quá, tui quyết định mua 200 cây từ Trung tâm giống Đồng Gò với giá 30.000 đồng/cây về trồng thử nghiệm. Đến bây giờ tui mới dám quả quyết quyết định của mình là đúng”, ông Bá nói.

Theo ông Bá, khác với những loại dừa xiêm thông thường, khi cây phát triển từ 7 - 10m mới cho quả, vườn dừa xiêm lùn da xanh gần 4 năm tuổi của ông ken dày buồng, trái chen lấn nhau khin khít, chỉ cách mặt đất từ 0,5 - 1m. Trồng giống dừa này nhà vườn không phải leo trèo, chỉ ngồi xổm là hái được trái.

“Giống dừa xiêm lùn da xanh dễ chăm sóc và xử lý sâu bệnh, đặc biệt là giảm được công thu hoạch, rất phù hợp với vùng đất cát ven biển. Trồng 3 năm là có trái, đặc biệt nước dừa có vị ngọt thanh đậm hơn một số giống truyền thống khác. Trung bình mỗi tháng tui bán cho thương lái 1 lần, mỗi lần thu hoạch khoảng 600 trái với giá bán sỉ tại gốc là 15.000 đồng/trái. Vị chi mỗi tháng tui có thêm khoản thu nhập 9 triệu đồng”, ông Bá phấn khởi cho hay.

Ông Bá chia sẻ thêm về kỹ thuật trồng: Muốn trồng giống dừa này trên vùng đất cát thì phải khoan giếng nước ngọt. Để phục vụ nước tưới cho vườn dừa của mình, ông Bá đã khoan 4 cái giếng; ngoài ra, do nền đất cát yếu, trước khi trồng ông cho san ủi mặt cát bằng phẳng, sau đó đổ thêm một lớp đất sỏi để tạo mặt bằng ổn định trên cát và xung quanh hố trồng, nhằm hạn chế cát sụt lở lấp vào đọt gây hại cây giống.

Mỗi hố trồng cách nhau khoảng 6m, đường kính 1m, sâu 60cm. Để kích thích bộ rễ nhanh phát triển, ông bón lót vào mỗi hố từ 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục trước khi đặt giống. Sau khi trồng, ông đóng cọc để giữ cho cây khỏi lệch, dùng rơm, tàu dừa khô che chắn cho cây giữ ẩm và hạn chế xói mòn khi tưới thời kỳ đầu.

Để cây nhanh phát triển, ông cho dừa “ăn” phân hữu cơ kết hợp NPK bón thúc trong giai đoạn mới trồng. Khi dừa bắt đầu đâm bẹ, ra trái, ông tiếp tục bồi thêm đất thịt vào gốc để giữ gốc bền chặt.

“Tuy nhiên, do thời gian đầu chưa nắm bắt hết đặc tính của giống dừa mới nên vẫn có hàng chục cây chưa kịp thích ứng dẫn đến bệnh vàng lá thối đọt, chết yểu, làm cho tỷ lệ hao hụt hơn 20%. Sau khi 150 cây còn lại phát triển tươi tốt tui mới yên lòng, nhưng lòng vẫn còn hồi hộp lắm. Đến khi dừa cho trái vụ đầu tiên tui mới thật sự phấn khởi”, ông Bá bộc bạch.

Cũng ở thôn Tăng Long 2, ngoài vườn dừa của ông Bá còn có 1ha dừa xiêm lùn da xanh được trồng trên cát đang trong thời kỳ cho trái chín của ông Nguyễn Văn Dậu (SN 1956). Tuy xuống giống chậm hơn 1 năm so với vườn dừa của ông Bá, nhưng hiện nay trong số 130 cây trong vườn dừa của ông Dậu đã có hơn 70% cây cho quả.

Ông Dậu bày tỏ: “Thấy vườn dừa giống mới của ông Bá phát triển xanh tốt tui đâm mê, học tập làm theo. Được ông Bá sự động viên, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về mặt kỹ thuật, tui mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để có vườn dừa hôm nay. Ở Hoài Nhơn, những vườn dừa xiêm lùn da xanh trồng tập trung như của tui và của ông Bá mới chỉ đếm trên đầu ngón tay nên đầu ra đang rất rộng mở”.

Tam Quan Nam là một trong những xã ven biển có diện tích dừa nhiều nhất huyện Hoài Nhơn với trên 200ha. Tuy nhiên, thành công của ông Bá và ông Dậu với mô hình trồng dừa xiêm lùn da xanh trên cát ven biển đã mở ra hướng làm ăn mới cho cư dân sống ven 25km bờ biển trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Nam cho biết: “Nếu mô hình này được nhân rộng và được sự hỗ trợ của ngành chức năng, chắc chắn cây dừa xiêm lùn da xanh không chỉ mang lại nguồn thu ổn định cho bà con sống ven biển mà còn tạo cảnh quan môi trường biển, chống cát bay và nhất là góp phần đảm bảo an ninh trật tự tuyến biển”.

“Phải 1 - 2 năm nữa thì vườn dừa mới cho trái thật sự ổn định, dự kiến từ 150 - 200 trái/cây/năm. Hiện lượng trái chỉ mới đạt khoảng từ 10 - 15 trái/buồng. Tui đang tự ươm giống để tiếp tục nhân rộng trên 0,5ha diện tích còn lại. Ngoài ra, trong thời gian tới tui sẽ ươm giống cung cấp cây giống và sẵn lòng hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nào muốn trồng dừa xiêm lùn da xanh...”, ông Lê Xuân Bá.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm