| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 16/09/2020 , 05:50 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 05:50 - 16/09/2020

Dừng xe không quá 5 phút theo luật, liệu có khả thi

Dự thảo luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ vừa được chính phủ trình quốc hội.

Một trong những điểm trong dự thảo gây tranh cãi ồn ào nhất trong những ngày qua là quy định xe ô tô không được dừng quá 5 phút.

Đề xuất này được đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp dừng xe quá lâu trên các tuyến đường, các xe hợp đồng trá hình dừng nhiều khi đến nửa tiếng để chờ khách, nhất là trong các giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông.

Theo quy định hiện hành, thì dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

Đây chính là lỗ hổng rât lớn để các nhà xe lợi dụng để dừng xe rất lâu bên đường, như xếp dỡ hàng hóa chẳng hạn. Một chiếc xe khách lớn có thể chở kèm cả tấn hàng hóa của khách đi xe, việc xếp dỡ không thể dăm mười phút mà xong.

Và “thực hiện công việc khác” là những công việc gì, thời gian thực hiện các “công việc khác” đó là bao lâu? Hơn nữa luật cũng không quy định khoảng “thời gian cần thiết” để nhà xe được phép dừng là bao lâu.

Thông tư số 12 năm 2020 của bộ GT-VT đã có quy định là tại điểm dừng, đón, trả khách, chỉ cho phép các xe chở khách tuyến cố định chỉ được dừng không quá 3 phút. Tuy nhiên vẫn không khắc phục được hết, bởi đối tượng áp dụng của thông tư rất hạn chế. Tình trạng dừng xe vô tội vạ trên các tuyến phố đông người, có mật độ phương tiện giao thông lớn vẫn diễn ra, và chính hiện tượng này đã góp phần không nhỏ vào tình trạng kẹt xe, tắc đường.

Quy định mới này sẽ lấp được lỗ hổng đó, nhưng lại nảy sinh những vấn đề khác. Thứ nhất là các nhà xe có thể dừng xe ở bất cứ nơi nào không cấm trên đường, trên phố.

Vậy người đâu rải ra cho đủ để kiểm soát? Mà không kiểm soát thì không thể biết được xe nào dừng quá 5 phút. Ngay cả khi đang dừng, dù đã quá 5 phút, mà lực lượng chức năng đến, người lái xe vẫn có thẻ cãi là anh ta vừa mới dừng được một phút, hai phút. Lấy gì để phân biệt đúng sai?

Có chuyên gia cho rằng nếu vậy, hãy lắp camera có chức năng đo thời gian để kiểm soát. Nhưng, ví như TP Hà Nội chẳng hạn, trong nội thành có hàng ngàn đường phố, xe có thể dừng ở bất cứ phố nào, ngõ nào. Muốn kiểm soát thì phải lắp ở tất cả các đường các ngõ, camera đâu mà lắp cho đủ? Và nếu lắp, thì sau đó lại phải bố trí người để theo dõi, vì việc dừng xe có thể diễn ra bất kể thời gian nào trong ngày.

Làm ra luật đã khó. Nhưng để cho luật đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả, lại càng khó hơn. Đã có không ít luật đã có hiệu lực pháp luật, nhưng rồi lại bị cuộc sống đào thải, vì hoàn toàn xa lạ với đời sống xã hội.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm