| Hotline: 0983.970.780

Gỗ nguyên liệu trong nước phấn đấu đáp ứng 80% nhu cầu vào năm 2030

Thứ Sáu 01/03/2024 , 13:30 (GMT+7)

Ngày 29/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Tết trồng cây năm 2023. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Tết trồng cây năm 2023. Ảnh: VGP.

Mục tiêu của đề án là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước đáp ứng tối thiểu 80% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050 nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thịtrường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Đồng thời, giá trị lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được chế biến tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020 vào năm 2030 và tăng gấp 2 lần vào năm 2050; giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được sản xuất dưới tán rừng chiếm tỷ trọng từ 10 - 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản.

Đề án cũng ưu tiên phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ. Đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gia tăng từ 20% trở lên ngoài giá trị gỗ rừng trồng.

Dịch vụ môi trường rừng được phát triển, trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; phấn đấu đảm bảo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm.

Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng còn dành nguồn lực phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững. Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa, tri thức bản địa; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đặt mục tiêu tăng 50% so với năm 2020 vào năm 2030 và 100% vào năm 2050.

Ngành gỗ tập trung phát triển nguồn nguyên liệu, theo đề án vừa ban hành.

Ngành gỗ tập trung phát triển nguồn nguyên liệu, theo đề án vừa ban hành.

Các đơn vị thực hiện tập trung nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định và phát triển diện tích rừng đặc dụng đến năm 2030 tăng từ 10% đến 15% so với năm 2020; xây dựng được Kế hoạch hành động bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam.

Thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng đến năm 2030 chiếm trên 50%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đạt từ 40% trở lên vào năm 2030 và 70% vào năm 2050.

Do đối tượng thụ hưởng chính của đề án sẽ là các chủ rừng, hoặc đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa nên đề án sẽ chú trọng nâng mức thu nhập bình quân của lao động là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030 tăng gấp 1,5 lần và đến năm 2050 tăng gấp 2 lần so với mức thu nhập tại thời điểm năm 2025.

Về tổ chức thực hiện, Bộ NN-PTNT là cơ quan thường trực thực hiện Đề án; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện định kỳ 5 năm và khi kết thúc giai đoạn thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và triển khai các quy định, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.