| Hotline: 0983.970.780

Đường Nhuệ tự phong là Chủ tịch Hiệp hội tang lễ Thái Bình

Thứ Bảy 25/04/2020 , 22:59 (GMT+7)

Bằng các hành vi đe dọa, cưỡng ép, Đường đã buộc các công ty hoạt động dịch vụ tang lễ trên địa bàn tỉnh phải chấp nhận các quy định của mình.

Vợ chồng Đường - Dương thao túng dịch vụ tang lễ ở Thái Bình. Ảnh: FB.

Vợ chồng Đường - Dương thao túng dịch vụ tang lễ ở Thái Bình. Ảnh: FB.

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo 1593, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Thông cáo báo chí về kết quả đấu tranh, xử lý ban đầu với ổ nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương cầm đầu.

Thông cáo Ban chỉ đạo 1593 của Tỉnh ủy có nêu: Thời gian qua quá trình đấu tranh xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động của nhóm tội phạm do vợ chồng Đường Dương cầm đầu đã thu hút sự quan tâm theo dõi của xã hội.

Nguyễn Xuân Đường (thường gọi là Đường "Nhuệ"), sinh năm 1971, quê quán xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, thường trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 22, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình.

Cuối năm 2007, sau khi đi lao động tự do tại Liên bang Nga về địa phương, Đường thường xuyên có biểu hiện tụ tập một số đối tượng không có công ăn, việc làm, gây ra một số vụ cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.

Năm 2008, Đường kết hôn với Nguyễn Thị Dương sinh năm 1980 quê quán ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Sau khi cưới, vợ chồng Dương, Đường bắt đầu hoạt động môi giới, buôn bán bất động sản.

Qua rà soát từ năm 2010 đến nay, lực lượng Công an đã xử lý đối với 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường, Dương. Trong các vụ việc này, chủ yếu là do đàn em của Đường thực hiện, Đường không trực tiếp ra mặt nên việc đấu tranh, xử lý đối với Đường gặp nhiều khó khăn.

Từ cuối năm 2010 đến nay, Nguyễn Thị Dương 3 lần đăng ký kinh doanh hộ cá thể, trong đó 2 lần ở Thành phố Thái Bình và 1 lần ở Tiền Hải. Tất cả các lần đăng ký và hoạt động kinh doanh đều báo cáo không phát sinh doanh thu và thực hiện việc nộp thuế.

Cuối năm 2017, vợ chồng Dương, Đường tự đứng ra thành lập cái gọi là "Hiệp hội tang lễ Thái Bình" và hoạt động có dấu hiệu bảo kê, cưỡng đoạt tài sản.

Về hành vi cưỡng đoạt tài sản núp bóng dưới hình thức hoạt động của "Hiệp hội tang lễ Thái Bình", Ban chỉ đạo 1593 thông tin: Theo thông tin phản ánh và tài liệu thu thập được cho thấy: Từ tháng 12/2017, bằng nhiều thủ đoạn đe dọa, gây rối, khống chế, Nguyễn Xuân Đường và đồng bọn đã buộc Công ty Thành Phát - là công ty làm dịch vụ hỏa táng cho Công ty Cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long (tỉnh Nam Định), phải ngừng hoạt động tại Thái Bình.

Tiếp đó Nguyễn Xuân Đường cùng Ninh Đức Lợi đã tìm cách thâu tóm địa bàn bằng cách tự tuyên bố là Chủ tịch cái gọi là "Hiệp hội tang lễ" (đã được các công ty dịch vụ tang lễ thành lập từ trước, nhưng không xin phép chính quyền công nhận).

Đường đã đứng ra phân chia địa bàn hoạt động cho các công ty dịch vụ tang lễ và tự ý đặt ra quy định về các khoản nộp bắt buộc tính trên số ca hỏa táng (được gọi là hội phí và quỹ từ thiện), nhưng toàn bộ số tiền đó là do Đường thu và toàn quyền quyết định.

Bằng các hành vi đe dọa, cưỡng ép, Đường đã buộc các công ty hoạt động dịch vụ tang lễ trên địa bàn tỉnh phải chấp nhận các quy định của mình. Do lo sợ bị trả thù, các công ty này không giám tố cáo đến các cơ quan chức năng về hành vi của Nguyễn Xuân Đường.

Ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Đường và Ninh Đức Lợi về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam Ninh Đức Lợi để điều tra.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm