| Hotline: 0983.970.780

Giải ngân nguồn ERPA đúng – đủ: [Bài 1] Đẩy nhanh tiến độ chi trả

Thứ Sáu 13/12/2024 , 11:30 (GMT+7)

Đến ngày 28/11, tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA năm 2023 đạt hơn 11 tỷ đồng. Ngành chức năng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Hơn 11 tỷ đã đến tay đối tượng hưởng lợi

Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (thỏa thuận ERPA).

Thực hiện Nghị định 107/NĐ-CP, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 về phê duyệt kế hoạch tài chính tổng thể từ nguồn ERPA (đợt 1) tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2023 nguồn thu từ thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA). Theo đó, Hà Tĩnh được nhận 1.776.939 USD (hơn 122 tỷ đồng) nguồn thu từ kết quả giảm phát thải và được phân bổ 3 kỳ trong các năm 2023 - 2025 để chi trả cho hơn 201.000 ha rừng tự nhiên.

Hơn 11 tỷ đồng nguồn ERPA đã đến tay đối tượng hưởng lợi. Ảnh: Thanh Nga.

Hơn 11 tỷ đồng nguồn ERPA đã đến tay đối tượng hưởng lợi. Ảnh: Thanh Nga.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Hà Tĩnh cho rằng, chính sách ERPA sẽ tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc thực hiện thành công thí điểm ERPA sẽ là tiền đề để Chính phủ và các bộ, ngành triển khai thực hiện chi trả trên toàn quốc.

“Xác định tầm quan trọng của việc chi trả thí điểm tại vùng Bắc Trung bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, hơn 2 năm nay chúng tôi phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn liên quan và chủ rừng tháo gỡ khó khăn để sớm hoàn thành việc chi trả nguồn ERPA đúng quy định pháp luật và không bỏ sót đối tượng được hưởng lợi”, ông Dương Văn Thắng, Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Theo ông, đến ngày 28/11, nguồn ERPA năm 2023 đã chi trả cho các đối tượng hưởng lợi đạt hơn 11,8 tỷ đồng trong tổng số tiền được duyệt hơn 36,1 tỷ đồng. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân chi trả hơn 433 triệu đồng; cộng đồng dân cư đạt trên 203 triệu; UBND xã được giao quản lý rừng trên 44 triệu (chi trả cho 5/42 xã) và chủ rừng là tổ chức đạt hơn 11,2 tỷ đồng (chi trả cho 5/16 chủ rừng).

Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh tập huấn các bước chi trả nguồn ERPA. Ảnh: Gia Hưng.

Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh tập huấn các bước chi trả nguồn ERPA. Ảnh: Gia Hưng.

Dự kiến đến 31/12/2024 kết quả giải ngân của Quỹ BV&PTR sẽ đạt hơn 40 tỷ đồng; kết quả giải ngân của chủ rừng là tổ chức ước gần 37 tỷ, đạt 50% so với kế hoạch.

Song hành chi trả nguồn năm 2023 và 2024

Để đẩy nhanh tiến độ chi trả, đối với nguồn năm 2023 của tổ chức, căn cứ kế hoạch tài chính hằng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh sẽ tiến hành thanh toán tạm ứng 50% số tiền được chi trả cho chủ rừng. Hiện nay, cơ bản các chủ rừng là tổ chức và các đối tượng hưởng lợi khác đã xây dựng kế hoạch tài chính trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền Quỹ thực hiện thanh toán tạm ứng 50% kinh phí ERPA theo kế hoạch được duyệt cho các chủ rừng là tổ chức là hơn 14 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ cũng thực hiện giải ngân cho đối tượng hưởng lợi là UBND cấp xã với số tiền hơn 41 triệu đồng.

Đoàn chuyên gia và Quỹ BV&PTR kiểm tra công tác rà soát, xây dựng phương án chi trả nguồn ERPA. Ảnh: Gia Hưng.

Đoàn chuyên gia và Quỹ BV&PTR kiểm tra công tác rà soát, xây dựng phương án chi trả nguồn ERPA. Ảnh: Gia Hưng.

Song song chi trả nguồn năm 2023, Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh đã thông báo số tiền chi trả theo kế hoạch tài chính năm 2024 đến các chủ rừng. Hiện các đơn vị đang xây dựng kế hoạch tài chính trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Riêng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nguồn năm 2024 đã thông báo số tiền chi trả đến đối tượng hưởng lợi. Hiện nay, UBND các đã đang rà soát, tổng hợp danh sách các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để gửi quỹ thực hiện chi trả theo quy định hiện hành. 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.