| Hotline: 0983.970.780

Giải ngân nguồn ERPA đúng – đủ: [Bài 2] Kỳ vọng rừng nghèo thành rừng giàu

Thứ Hai 16/12/2024 , 09:47 (GMT+7)

Đối chiếu theo quy định, hầu hết chủ rừng ở Hà Tĩnh sẽ giải ngân nguồn ERPA bằng việc thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên.

Hàng nghìn ha rừng nghèo kiệt sẽ được làm giàu

Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ quy định rất rõ về đối tượng được hưởng lợi nguồn giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (thỏa thuận ERPA). Do trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hầu như không có đối tượng cộng đồng dân cư tham gia thoả thuận bảo vệ rừng nên các chủ rừng chủ yếu đề xuất biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng tự nhiên.

Nguồn ERPA năm 2023, 2024 tại Hà Tĩnh chủ yếu chi cho thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên. Ảnh: Thanh Nga.

Nguồn ERPA năm 2023, 2024 tại Hà Tĩnh chủ yếu chi cho thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên. Ảnh: Thanh Nga.

Tại BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn, trong tổng diện tích rừng tự nhiên gần 20.000 ha được giao quản lý, bảo vệ có hơn 200 ha rừng nghèo kiệt đủ điều kiện thực hiện biện pháp nuôi dưỡng rừng.

“Năm 2023 chúng tôi xây dựng diện tích nuôi dưỡng rừng 94 ha và năm 2024 hơn 116 ha. Hiện kế hoạch tài chính của đơn vị đã được cơ quan chức năng phê duyệt, sắp tới sẽ thuê tư vấn khảo sát thiết kế để đấu thầu thực hiện ngoài hiện trường”, ông Nguyễn Hữu An, Giám đốc BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Phố thông tin.

Theo ông, giải pháp kỹ thuật chính là phát dây leo bụi rậm, cành ngọn không cần thiết để giữ lại cây rừng tự nhiên có mục đích. Diện tích thực hiện sẽ tập trung ở xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2.

Còn tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, dự kiến đến hết năm 2024 sẽ giải ngân được 10% ngồn ERPA của chủ rừng.

“Biện pháp lâm sinh chúng tôi xây dựng là làm giàu rừng, với diện tích hơn 76 ha; số tiền chi trả 2,6 tỷ đồng. Hiện hồ sơ thiết kế đang chờ cơ quan có thẩm quyền thẩm định”, ông Trần Trung Anh, Phó Giám đốc Công ty thông tin.

Sau khi hoàn tất các quy trình đấu thầu, đơn vị thi công sẽ thực hiện phát dây leo cây bụi trên toàn bộ diện tích, phát băng để trồng làm giàu rừng, với mật độ từ 400 - 500 cây/ha. Sau trồng tổ chức chăm sóc trong thời gian từ 4 - 5 năm.

Ông Phan Thanh Tùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho rằng, tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng Hà Tĩnh rất lớn, nếu các chủ rừng được hưởng thêm nguồn chi trả từ chính sách thí điểm ERPA, tương lai sẽ mở ra cơ hội vàng giúp các chủ rừng Hà Tĩnh nói riêng, 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nói chung sống được nhờ bảo vệ rừng, thậm chí làm giàu từ rừng.

Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh thường xuyên họp đôn đốc các chủ rừng thực hiện chi trả kịp thời đến người hưởng lợi. Ảnh: Gia Hưng.

Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh thường xuyên họp đôn đốc các chủ rừng thực hiện chi trả kịp thời đến người hưởng lợi. Ảnh: Gia Hưng.

Đặc biệt, hàng nghìn ha rừng nghèo kiệt hứa hẹn sẽ sớm trở thành rừng giàu, đem lại giá trị về mặt môi sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho người bảo vệ rừng.

Qua soát xét, Hà Tĩnh có hơn 201.000 ha rừng tự nhiên được nhận chi trả từ nguồn ERPA, với 16 chủ rừng là tổ chức; 42 UBND xã và hơn 2.790 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.

“Quá trình thực hiện chi trả nguồn ERPA chúng tôi đánh giá cao vai trò chủ trì của Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh. Họ thường xuyên chủ động phối hợp với các Sở Tài chính, Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm trong việc tham mưu, xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên, hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cho các chủ rừng là tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả”, ông Tùng nói.

Hỗ trợ sinh kế cho người dân

Sau một thời gian triển khai các bước chi trả nguồn ERPA, phải khẳng định, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chủ rừng đặt kỳ vọng rất nhiều vào nguồn “trợ lực” này.

Do đang thí điểm nên quá trình thực hiện gặp phải một số vướng mắc, tuy nhiên, về cơ bản công tác giải ngân, chi trả đang được thực hiện đúng lộ trình đặt ra. Hiệu quả bước đầu từ việc hưởng lợi nguồn ERPA nhìn thấy rõ là hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng cho các chủ rừng hiệu quả.

Qua theo dõi và số liệu cung cấp từ cơ quan kiểm lâm, thực trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước, các vụ việc xẩy ra đều được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Các sở, ngành, địa phương, chủ rừng và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn bị cây giống phục vụ trồng làm giàu rừng tự nhiên. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chuẩn bị cây giống phục vụ trồng làm giàu rừng tự nhiên. Ảnh: Thanh Nga.

Đặc biệt, khi chính sách ERPA thực thi đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Từ nguồn tiền ERPA nhận được, các hộ gia đình có thêm khoản tiền để đầu tư sinh kế. Còn các cộng đồng dân cư, có nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, đường điện chiếu sáng, tu sửa loa truyền thanh thôn, mua dụng cụ phòng chống cháy rừng, lắp đặt biển bảng tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng… qua đó, hoàn thành được nhiều chỉ tiêu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để giải ngân, chi trả nguồn ERPA kịp thời, đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, vừa qua Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh đã tổ chức 3 khóa tập huấn cho chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã tại huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, TP Hà Tĩnh. Đồng thời, hỗ trợ chủ rừng mở tài khoản tiếp nhận nguồn chi trả qua ngân hàng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.