| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 22/03/2022 , 08:16 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:16 - 22/03/2022

F0 có được đi làm bình thường?

Để thích ứng bình thường mới một cách hiệu quả, phải đưa ra quy định chung về việc F0 có thể tham gia lao động như thế nào.

Con số F0 tăng cao trong bối cảnh bình thường mới, đang khiến mỗi nơi có mỗi kiểu thích ứng khác nhau. Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM mỗi tuần vẫn bắt buộc toàn bộ người lao động phải xét nghiệm định kỳ, còn tại Long An và Bình Dương thì có một số doanh nghiệp đã vận hành mà không cần bất cứ một sự sàng lọc thường xuyên nào với ca nghi nhiễm Covid-19. Vậy thì, có phải F0 được đi làm bình thường không?

Văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cho phép F0 rời khỏi nơi cách ly phạm vi hẹp, nghĩa là F0 được ra khỏi phòng cách ly với điều kiện phải đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng cách với những người sống chung. F0 vẫn không được phép ra khỏi nhà. Bộ Y tế cho rằng hiện Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm gây dịch và Tổ chức Y tế thế giới chưa công bố kết thúc thời kỳ đại dịch với căn bệnh này. Các quy định hiện hành vì vậy vẫn yêu cầu cách ly F0 và thực hiện các biện pháp phòng dịch cẩn thận.

Bộ Y tế vẫn chưa có chủ trương cho phép F0 đi lại thoải mái như người bình thường, thì liệu F0 không triệu chứng có thể đi làm không? Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đề xuất cho F0, F1 đi làm để phù hợp với thực tế và đảm bảo nhân lực sản xuất. F1 có thể đi làm tuân thủ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, nhưng F0 thì làm thì còn phải đối diện với gánh nặng tâm lý chung của đồng nghiệp.

Nếu F0 là nhân sự lãnh đạo thì phương án tối ưu là làm việc trực tuyến, nhưng F0 là một mắc xích lao động trực tiếp trong dây chuyền thì hoàn toàn không đơn giản. Trước hết, dù không có triệu chứng tạm thời, thì cũng không ai đảm bảo sức khỏe F0 được duy trì ổn định khi vào công sở. Khi xảy ra sự cố nào đó, thì F0 sẽ được hỗ trợ chăm sóc ra sao? Mặt khác, một tập thể làm việc chung với F0 cũng sẽ nảy sinh những lo ngại và sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực.

Một điều đáng băn khoăn là đang có không ít F0 khi phát hiện dương tính đã không khai báo với y tế cơ sở lẫn đơn vị công tác. Một số doanh nghiệp không ngần ngại tiết lộ, có nhiều trường hợp công nhân mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng vẫn “âm thầm” đến nhà máy làm việc và năng suất công việc vẫn đảm bảo. Quá trình theo dõi F0 dựa chủ yếu ở sự chủ động khai báo của người lao động, còn hầu hết các công ty gần như không thể kiểm soát mỗi ngày khi nhiều người ít có triệu chứng rõ ràng và F0 vẫn giấu kín thông tin mắc bệnh vì cảm thấy bản thân vẫn có thể tham gia sản xuất.

Trong khoảng thời gian ngắn trước mắt, không ai tiên liệu được số ca mắc Covid-19 sẽ tiếp tục diễn biến ra sao. Để đạt miễn dịch cộng đồng, vẫn còn nhiều cam go. Cho nên, để thích ứng bình thường mới một cách hiệu quả, phải đưa ra quy định chung về việc F0 có thể tham gia lao động như thế nào. Nếu Bộ Y tế chưa cho phép F0 ra khỏi nhà, mà doanh nghiệp lại cho phép F0 vào công xưởng thì không khác gì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm