| Hotline: 0983.970.780

Festival - Cầu nối các "nhà"

Thứ Sáu 11/11/2011 , 10:06 (GMT+7)

Nhiều nông dân đến với Festival lúa gạo lần này rất phấn khởi vì không chỉ được tư vấn về khoa học kỹ thuật mà còn được tạo điều kiện để tham gia trực tiếp vào “liên minh” xây dựng thương hiệu lúa gạo.

Nông dân tham quan gian hàng tại Festival
Nhiều nông dân đến với Festival lúa gạo lần này rất phấn khởi vì không chỉ được tư vấn về khoa học kỹ thuật mà còn được tạo điều kiện để tham gia trực tiếp vào “liên minh” xây dựng thương hiệu lúa gạo.

Ông Lý Khoa là chủ DNTN Châu Hưng, ở Thạnh Trị, Sóc Trăng cho biết: “Sau 3 ngày tham gia trưng bày, triển lãm gạo tài nguyên Thạnh Trị với thương hiệu “Gạo đặc sản Tài Nguyên Thạnh Trị” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp tại lễ hội Festival Lúa gạo Sóc Trăng, bước đầu đã gặt hái được thành công. Đã có nhiều đối tác trong và ngoài ngoài tỉnh đặt vấn đề hợp tác tiêu thụ loại gạo đặc sản này”.

Theo ông Khoa, huyện Thạnh Trị có khoảng 22.800 ha đất trồng lúa, trong đó có gần 6.000 ha được nông dân trồng giống lúa mùa Tài Nguyên. Giống lúa này đang được trồng nhiều ở thị trấn Hưng Lợi, một phần vùng trũng của xã Thạnh Trị, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành và thị trấn Phú Lộc. Sản lượng bình quân hơn 30.000 tấn lúa thương phẩm/năm.

Tất cả lượng lúa Tài Nguyên Thạnh Trị được DN thu mua và xay xát, chế biến thành phẩm cung ứng cho thị trường. Lúa Tài Nguyên hạt nhỏ, gạo có màu đục, cơm mềm, xốp, ngon, cơm để qua ngày không bị ôi thiu nên được khách hàng ưa chuộng. Ngày xưa, loại gạo này dành cho đại điền chủ ăn, và bây giờ nó vẫn là loại gạo cao cấp dành cho những người nhiều tiền.

Hiện tại DNTN Châu Hưng là đơn vị sản xuất, phân phối “Gạo đặc sản Tài Nguyên Thạnh Trị” với nhãn hiệu độc quyền. Bình quân mỗi năm DN thu mua trên 2.000 tấn lúa mùa Tài Nguyên cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Cùng với việc đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất gạo theo quy chuẩn, DN đang có nhiều hoạt động hướng về nông dân, trong đó có việc hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với các tổ hợp tác sản xuất lúa trong huyện. Đồng thời đưa ra những quy chuẩn để nông dân sản xuất, nhằm xây dựng vùng lúa nguyên liệu sạch, đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước tạo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của “Gạo đặc sản Tài Nguyên Thạnh Trị” trên thị trường.

Trong các gian hàng giới thiệu sản phẩm phân bón, thuốc BVTV thì gian hàng của Cty CP Phân bón Bình Điền được bà con quan tâm đặc biệt. Vì đến đây, bà con được các cán bộ kỹ thuật đứng ra trực tiếp giao lưu và tư vấn khoa học kỹ thuật tại chỗ, trong đó đáng chú ý là những thông tin chuẩn bị cho vụ lúa ĐX 2011-2012.

Kỹ sư Nguyễn Thành Danh, Trưởng vùng miền Tây, Cty CP Phân bón Bình Điền, cho biết: Trung bình mỗi ngày tại gian hàng thu hút trên 1.000 lượt khách tham quan và có 200 nông dân được trực tiếp tập huấn tại chỗ. Mỗi ngày, chúng tôi đều tổ chức 2 buổi tư vấn KHKT cho nông dân, buổi sáng từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 30, buổi chiều từ 15 giờ đến 16 giờ do PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Trường ĐH Cần Thơ) và GS. TS Mai Văn Quyền (nguyên Viện phó Viện KHKTNN miền Nam) trình bày. Ngoài ra nông dân còn được tham gia bốc thăm may mắn trúng thưởng các phần quà có giá trị.

 Theo ông Danh, Festival lần này là cơ hội để Cty tiếp cận bà con nông dân ĐBSCL nhằm quảng bá 2 dòng sản phẩm mới cho vụ lúa ĐX tới đó là sản phẩm đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ và Đầu Trâu Agrotain…Đến với Festival, cả nhà nông, nhà DN đều phấn khởi, bởi với họ đây là cơ hội gặp gỡ, kết nối, hợp tác tốt nhất. 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.