| Hotline: 0983.970.780

Gạo nội vẫn 'thống lĩnh' thị trường

Thứ Sáu 03/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Dù mặt hàng gạo ngày một đa dạng hơn trên thị trường, song với người tiêu dùng Việt Nam, vẫn thích gạo nội hơn so với gạo ngoại, vì giá cả hợp lý và có nhiều sự chọn lựa...

Gạo đặc sản bán chạy

Hiện nay các mặt hàng gạo thơm, ngon và gạo đóng gói sẵn làm quà biếu hay phục vụ trong các bữa cơm gia đình được bày bán ở thị trường TP. Cần Thơ và các thành phố lớn khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã và giá cả.

Đa dạng nhất là các loại gạo thơm được bán theo dạng xá, để trong bao hoặc dụng cụ chứa, ai mua bao nhiêu người bán cân bấy nhiêu. Giá các loại gạo thơm tại nhiều chợ và siêu thị ở nội đô Cần Thơ đang phổ biến từ 14.000 đến 25.000đ/kg, tùy loại.

 Hiện mặt hàng gạo đóng túi của các DN được nhiều người biết đến như: Cty CP Gentraco, Cty Me Kong, Cty Lương thực Sông Hậu, Cty Nông nghiệp Cờ Đỏ... cùng các thương hiệu sản phẩm của các DN tại ĐBSCL tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Nếu như trước đây, sản phẩm gạo được DN đóng túi theo dạng 5kg/túi, thì nay các sản phẩm gạo tẻ và gạo nếp đóng gói với nhiều qui cách, trọng lượng khác nhau, rất thuận lợi cho người mua.

Để đáp ứng nhu cầu bán gạo, nhiều điểm kinh doanh còn có dịch vụ đóng gói sản phẩm khi khách có yêu cầu hoặc đóng gói miễn phí cho khách khi mua với số lượng từ 10kg gạo trở lên.

Nhiều loại gạo thơm, ngon đóng túi sẵn có mức giá cao hơn gạo bán rời khoảng vài ngàn đồng/kg với nhiều chủng loại như: Hương lài sữa, Hương lài, thơm Chợ Đào, thơm Đài Loan, nhóm gạo ST, Thơm Thái, Thơm Mỹ... Các siêu thị cũng đã dự trữ mặt hàng gạo, sẵn sàng cung ứng khi thị trường xảy ra tình trạng đột biến.

Một DN kinh doanh gạo ở TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), cho hay bình quân mỗi năm DN cung cấp cho thị trường gạo nội địa lên đến vài ngàn tấn với khoảng 5 mặt hàng gạo đặc sản ở miền Tây. Điển hình là gạo Việt lài giá 17.000 - 18.000đ/kg, gạo Jasmine (mềm, dẻo, thơm) giá 15.000 -18.000đ/kg. Còn gạo Jasmine Thốt Nốt 16.500đ/kg.  

Chị Võ Thị Thúy, tiểu thương bán gạo ở phường 1, TP Cao Lãnh cho biết: “Cửa hàng tôi bán các loại gạo thơm ngon dạng rời và đựng trong túi của các DN trong nước. Người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Năm nay, nguồn cung các loại gạo trên thị trường khá dồi dào nên nhiều khả năng giá sẽ không biến động nhiều...”. 

Các loại cao cấp được đóng gói từ 5-30kg/gói có mẫu mã đẹp hấp dẫn, giá cao hơn so với loại gạo bán rời, chẳng hạn loại gạo Lài Sữa giá 210.000đ/bao 10kg, gạo Hương lài 190.000đ/bao 10kg, gạo trắng tép 220.000đ/bao 10kg, còn gạo dành cho những người ăn kiêng (tiểu đường) giá 250.000đ/bao 10kg (cao nhất so với các loại gạo khác có mặt trên thị trường).

Chọn đúng "gu" người tiêu dùng

Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, các cửa hàng chọn các mặt hàng gạo thích hợp để kinh doanh. Chị Trần Thị Thắm, chủ cửa hàng kinh doanh gạo Phúc Lợi, ở đường 91B, phường An Khánh, quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) cho biết, cửa hàng có trên 10 mặt hàng gạo, tuy nhiên chủ yếu là gạo nội địa có mức giá thấp.

Bởi những loại gạo này thường được thị trường ưa chuộng hơn so với các loại gạo ngoại nhập. Theo chị Thắm, kinh doanh phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi đó là yếu tố quyết định thành bại.

Vì thế đối với khu vực tập trung đông đúc công nhân, sinh viên…thì những loại gạo có giá mềm sẽ bán chạy hơn so với những loại gạo đắt tiền.

Được biết mỗi ngày cửa hàng chị Thắm bán được hơn 1 tấn gạo nhưng chỉ với loại gạo có mức giá từ 10.000 – 11.000đ/kg, còn đối với gạo giá từ 13.000đ/kg trở lên thì bán rất chậm và số lượng bán ra không đáng kể.

Cụ thể giá gạo tại cửa hàng Phúc Lợi: Gạo một bụi đỏ giá 11.000đ/kg; bóng cũ ĐX 10.500đ/kg; 504 cũ 10.500đ/kg; gẫy cũ 9.500đ/kg; gẫy thơm cũ 10.500đ/kg; gạo mềm dài 10.000đ/kg; thơm nhẹ 11.000đ/kg; CS mới 10.000đ/kg; gạo IR 50404 giá 9.000đ/kg. Đối với mặt hàng gạo thơm: Thơm Thái mới 12.000đ/kg; thơm Thái cũ 13.000đ/kg; thơm lài 13.000đ/kg…

Còn theo chủ cửa hàng gạo Đức Duy ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), địa điểm ở đây gần khu công nghiệp, trường đại học nên nhu cầu chỉ là gạo giống IR 50404, Hàm Trâu hoặc một vài giống gạo có hương thơm nhẹ, dẻo với mức giá dưới 12.000đ/kg.

Mặc dù nhiều lần cửa hàngmuốn đa dạng sản phẩm có chất lượng cao, ngoại nhập nhưng đều thất bại do thị trường không chấp nhận, vì giá cao hơn gạo nội.

Chủ tiệm cơm Thế Hữu ở QL 1A, ấp Tân Phú Thạnh, xã Tân Phú Thạnh, cho biết: “Quán bán cơm của tôi hàng chục năm nay và chỉ tồn tại duy nhất một loại gạo, đó là IR50404. Mặc dù biết bao lần muốn đổi sang một số loại gạo ngoại, chất lượng cao hơn nhưng rồi chỉ được ít hôm phải đổi lại”.

Theo lí giải của chủ quán cơm, nếu bán cơm từ gạo có giá thành cao buộc phải nâng giá. Vì thế người ăn sẽ chuyển sang quán khác nên đành phải hạ giá và quay lại bán gạo nội.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm