| Hotline: 0983.970.780

Giá gỗ rừng trồng chạm đỉnh

Thứ Tư 21/10/2015 , 08:15 (GMT+7)

Trong suốt 10 năm qua, chưa bao giờ giá gỗ rừng trồng cao ngất ngưởng như hiện nay, gần 1,4 triệu đồng/tấn...

Người trồng rừng lãi to

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, cho biết: Hiện nay, các nhà máy chế biến dăm gỗ XK trên địa bàn Bình Định đang thu mua gỗ rừng trồng với giá từ 1.330.000 -1.370.000đ/tấn. Mọi năm, vào cuối vụ khai thác thường thì giá gỗ rừng trồng giảm dần, năm nay ngược lại, nếu đầu vụ giá chỉ có 1.250.000đ/tấn sau đó tăng dần, đến nay là gần 1,4 triệu đồng/tấn.

“Trong năm 2014, giá gỗ rừng trồng có thời điểm hạ xuống chỉ còn dưới 1,2 triệu đồng/tấn. Bước sang đầu năm 2015 tăng nhẹ, rồi tăng dần cho đến thời điểm cuối vụ và vẫn còn tăng tiếp. Chưa khi nào giá gỗ rừng trồng tăng cao như thời điểm này”, ông Dũng nhận định.

Mức giá này đã mang đến cho người trồng rừng ở Bình Định niềm vui khôn tả. Theo tính toán, hiện nay suất đầu tư cho rừng trồng suốt chu kỳ, từ khi trồng đến chăm sóc, bảo vệ, chi phí tất tần tật khoảng hơn 30 triệu đồng/ha.

Nếu 5 năm sau khai thác, sẽ đạt sản lượng 100 tấn/ha, hộ nào để đến 7 năm mới khai thác thì sản lượng sẽ đạt đến từ 120-140 tấn/ha. Chỉ tính rừng 5 năm khai thác, cứ cho năng suất bình quân mỗi ha đạt 100 tấn gỗ, với giá bình quân 1.350.000đ/tấn, người trồng rừng sẽ cầm chắc trong tay hơn 135 triệu đồng.

Trừ chi phí đầu tư suốt chu kỳ hơn 30 triệu đồng, cộng thêm chi phí khai thác, vận chuyển đến nhà máy khoảng 300 ngàn đồng/tấn (30 triệu đồng/100 tấn gỗ) thì mỗi ha rừng người trồng vẫn còn bỏ vào “hầu bao” gần 40 triệu đồng tiền lãi ròng.

Vui nhất là những hộ có nhiều diện tích rừng trồng như ông Cù Văn Mẫn ở thôn Bình An 1, xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định). Với thâm niên gần 15 năm trồng rừng, hiện nay ông Mẫn đang sở hữu trên 100 ha rừng keo lai có nhiều độ tuổi khác nhau, được trồng tại xã Phước Thành và nhiều xã khác trong huyện Tuy Phước. Bình quân mỗi năm ông Mẫn khai thác hơn 10 ha. Với giá gỗ rừng trồng cao như hiện nay, khai thác xong, trừ chi phí ông còn lãi ròng trên 500 triệu đồng là cái chắc.

Bình Định là tỉnh có diện tích rừng trồng nhiều nhất miền Trung với 111.000 ha. Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tại tỉnh này tăng lên từng năm. Riêng năm 2014, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 600.000 tấn.

“Trong 111.000 ha rừng trồng ở Bình Định, trong đó có đến hơn 55.000 ha do hộ nông dân tự đầu tư trồng. Gía gỗ rừng trồng chạm đỉnh như thế này, người trồng rừng có lãi lớn. Năm nay chắc hẳn những hộ trồng rừng ở Bình Định sẽ ăn cái tết hoành tráng”, ông Dũng phấn khởi nói.

Nhà máy chế biến dăm gỗ "chạy đua"

Cũng theo ông Nguyễn Thế Dũng, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có 19 nhà máy chế biến dăm gỗ, tổng công suất khoảng trên 1,2 triệu tấn/năm.

09-22-20_grt-1
Hoạt động chế biến dăm gỗ XK tại Bình Định

“Hiện nay thị trường Trung Quốc đang thu mua dăm gỗ với giá 137 USD/tấn dăm khô. Nếu bất thình lình giá mua hạ 5-10 USD/tấn thì chắc chắn có nhiều nhà máy phá sản. Giá mua nguyên liệu đầu vào cao ngất, bán ra giá thấp, lại phải trả lãi vay thì không phá sản mới là điều lạ”, ông Võ Vạn Toàn, Phó GĐ Cty TNHH Sông Kôn, bày tỏ.

Nếu sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm chỉ cung ứng cho các nhà máy chế biến dăm trên địa bàn tỉnh thôi cũng đã thiếu 50% nguyên liệu, chưa nói đến những cánh rừng có sinh khối lớn, chủ rừng không bán cho những nhà máy băm dăm mà bán cho những cơ sở chế biến đồ gỗ XK kiếm lợi nhuận cao hơn.

“Các nhà máy chế biến dăm gỗ ở Bình Định lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu triền miên. Hiện lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm chỉ đủ đáp ứng khoảng 55% nhu cầu nguyên liệu của 19 nhà máy chế biến dăm gỗ trên địa bàn”, ông Dũng bộc bạch.

Ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, minh họa tình trạng sốt gỗ rừng trồng hiện nay: “Chắc chắn hiện nay thị trường Trung Quốc đang hút gỗ dăm, nên đang có DN Hào Hưng của Trung Quốc đứng chân trên địa bàn xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh) mua đón đầu gỗ rừng trồng với giá cao về tự băm dăm, tự chở xuống cảng và đưa về nước bằng tàu của họ.

Do tất cả các khâu chế biến, vận chuyển đều chủ động nên chi phí đầu vào giảm, họ nâng giá mua gỗ nguyên liệu khiến các nhà máy băm dăm trong tỉnh chạy theo mà vẫn không mua nổi nguyên liệu”.

Cty TNHH Sông Kôn chuyên băm dăm gỗ XK ở Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn), dù đã chủ động được nguồn nguyên liệu từ rừng trồng của công ty mẹ là Cty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh), nhưng hiện vẫn đang thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Ông Võ Vạn Toàn, Phó GĐ Cty TNHH Sông Kôn, cho biết: “Công suất của nhà máy chúng tôi SX 70.000 tấn khô/năm, nguồn nguyên liệu chủ động chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, chúng tôi phải chạy mướt mồ hôi để mua nguyên liệu nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nữa, nhà máy luôn thiếu đến 40% so với nhu cầu”.

Tình hình sốt gỗ rừng trồng hiện nay khiến các nhà máy chế biến dăm gỗ ở Bình Định gặp khó tứ bề. Khó khăn vì phải tăng giá để tranh mua nguyên liệu đã đành, càng khó hơn khi phải “bấm bụng” mua gỗ non (rừng trồng 3-4 năm dân đã khai thác đón giá cao). Không mua thì không có nguyên liệu để SX, mua gỗ non thì sản phẩm kém chất lượng, thị trường NK chê ỏng chê eo, đòi giảm giá mới mua thì chẳng những đã không có lời mà còn chịu lỗ.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm