Giá heo hơi hôm nay 28/10 tại miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc tăng thêm tới 2.000 đ/kg so với hôm qua.
Trong đó, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc sau khi tăng 1.000 đ/kg, đã đưa giá heo tại 2 tỉnh cán mức 54.000 đ/kg.
Cùng mức tăng trên, thương lái Hà Nam điều chỉnh giá giao dịch lên 53.000 đ/kg.
Sau khi tăng 2.000 đ/kg, Bắc Giang và Hà Nội cùng nâng lên mức 55.000 đ/kg. Đây cũng là mức giá tại Hưng Yên và Phú Thọ - những địa phương có giá heo cao nhất khu vực hiện nay.
Các địa phương còn lại tiếp tục giữ mức giá ngày hôm qua.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bắc Giang | 55.000 | 2.000 |
Yên Bái | 53.000 | - |
Lào Cai | 53.000 | - |
Hưng Yên | 55.000 | - |
Nam Định | 52.000 | - |
Thái Nguyên | 54.000 | 1.000 |
Phú Thọ | 55.000 | - |
Thái Bình | 54.000 | - |
Hà Nam | 53.000 | 1.000 |
Vĩnh Phúc | 54.000 | 1.000 |
Hà Nội | 55.000 | 2.000 |
Ninh Bình | 52.000 | - |
Tuyên Quang | 53.000 | - |
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 28/10/2023 đang giao dịch ở mức 52.000 - 55.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 28/10 tại miền Trung
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên tăng nhẹ thêm 1.000 đ/kg so với hôm qua.
Cụ thể, các địa phương gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Bình Thuận sau khi tăng một giá đã leo lên mức 52.000 đ/kg.
Cùng mức tăng trên, hai tỉnh Ninh Thuận và Quảng Bình lần lượt giao dịch lên mức 50.000 và 53.000 đ/kg.
Các tỉnh thành còn lại không có biến động mới về giá.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Thanh Hóa | 52.000 | - |
Nghệ An | 52.000 | - |
Hà Tĩnh | 52.000 | - |
Quảng Bình | 53.000 | 1.000 |
Quảng Trị | 52.000 | 1.000 |
Thừa Thiên Huế | 52.000 | 1.000 |
Quảng Nam | 53.000 | - |
Quảng Ngãi | 53.000 | - |
Bình Định | 53.000 | - |
Khánh Hoà | 52.000 | - |
Lâm Đồng | 52.000 | 1.000 |
Đắk Lắk | 50.000 | - |
Ninh Thuận | 50.000 | 1.000 |
Bình Thuận | 52.000 | 1.000 |
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 28/10/2023 thu mua quanh mức 50.000 - 53.000 đ/kg.
Giá heo hơi hôm nay 28/10 ở miền Nam
Thị trường heo hơi miền Nam cũng tăng thêm 1.000 đ/kg so với hôm qua.
Theo đó, Đồng Tháp và Bến Tre cùng tăng giá heo lên 51.000 đ/kg, sau khi nâng lên 1.000 đ/kg.
Tại Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Cà Mau, thương lái đang thu mua trong khoảng 52.000 - 54.000 đ/kg, sau khi tăng một giá.
Tỉnh/Thành | Giá cả | Tăng/Giảm |
Bình Phước | 51.000 | - |
Đồng Nai | 52.000 | 1.000 |
TP HCM | 51.000 | - |
Bình Dương | 50.000 | - |
Tây Ninh | 51.000 | - |
Vũng Tàu | 52.000 | 1.000 |
Long An | 52.000 | 1.000 |
Đồng Tháp | 51.000 | 1.000 |
An Giang | 50.000 | - |
Vĩnh Long | 52.000 | - |
Cần Thơ | 51.000 | - |
Kiên Giang | 50.000 | - |
Hậu Giang | 51.000 | - |
Cà Mau | 54.000 | 1.000 |
Tiền Giang | 53.000 | 1.000 |
Bạc Liêu | 51.000 | - |
Trà Vinh | 50.000 | - |
Bến Tre | 51.000 | 1.000 |
Sóc Trăng | 52.000 | - |
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 28/10/2023 đang giao dịch trong khoảng 50.000 - 54.000 đ/kg.
TP.Cần Thơ định hướng chăn nuôi áp dụng công nghệ cao
Thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 289 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thế nhưng, số lượng trang trại quy mô lớn chỉ được 4 trang trại, tập chủ yếu nuôi heo và gà, còn lại chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt là hoàn toàn “vắng bóng” những trang trại quy mô công nghiệp, tức công nghệ làm chủ hoàn toàn quy trình chăn nuôi.
Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, ông Phạm Trường Yên - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ nhìn nhận, biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên cực đoan, làm phát sinh dịch bệnh, nhất là dịch tả heo châu Phi, gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả nước nói chung và TP.Cần Thơ nói riêng.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào của ngành chăn nuôi tăng, khiến hiệu quả nuôi không cao. Thời gian qua, ngành nông nghiệp thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi áp dụng các giải pháp an toàn dịch bệnh và ứng dụng thực hành tốt trong chăn nuôi. Tuy nhiên mức độ ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao của thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ trọng lớn.
Điển hình, khi chuyển sang ứng dụng chăn nuôi trang trại, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao đòi hỏi phải có vốn, quỹ đất, nhất là phải nằm trong quy hoạch được phép chăn nuôi của thành phố. Ông Yên đánh giá, hiện lãi suất vay vốn tương đối cao, đầu tư công nghệ vào thời điểm này chưa mang lại lợi nhuận, do đó các trang trại còn e dè.
Ngoài ra, theo ông Yên để phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao cần phải ổn định vấn đề quy hoạch. Đồng thời, cần có cơ chế chính sách về kinh tế, tài chính để thu hút đầu tư. Vấn đề hỗ trợ hạ tầng điện, đường cũng cần được tính đến để tạo động lực cho người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, TP.Cần Thơ định hướng dịch chuyển chăn nuôi từ các quận huyện, định hình các khu vực chăn nuôi tập trung, quy mô lớn hướng đến áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái.