| Hotline: 0983.970.780

Giá tiêu hôm nay 12/6/2024: Tăng nóng lên mốc 180.000 đ/kg

Thứ Tư 12/06/2024 , 10:41 (GMT+7)

Giá tiêu hôm nay 12/6/2024 tiếp tục tăng mạnh tới 9.000 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu trong nước giao dịch lên quanh ngưỡng 176.000 - 180.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu trong nước và thế giới mới nhất ngày 12/6/2024

Cập nhật giá tiêu trong nước và thế giới mới nhất ngày 12/6/2024

Giá tiêu thế giới hôm nay 12/6

Trên thế giới, thị trường hồ tiêu ngày 12/6 biến động trái chiều.

Theo đó, giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia quay đầu giảm nhẹ 0,03%; về mức 6.449 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm 0,04%; ở ngưỡng 8.417 USD/tấn.

Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo tại mức 8.500 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l tăng 16,67%, giao dịch lên mức 7.800 USD/tấn; còn loại 550 g/l tăng tới 16,25%; đạt ngưỡng 8.000 USD/tấn. Còn giá tiêu trắng xuất khẩu tăng sốc 20,83%; chạm mốc 12.000 USD/tấn.

Loại hạt tiêu Giá cả (Đơn vị: USD/tấn) Thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia) 6.449 -0,03%
Tiêu đen Brazil ASTA 570 8.500 -
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA 4.900  
Tiêu trắng Muntok 8.417 -0,04%
Tiêu trắng Malaysia ASTA 7.300 -
Tiêu đen loại 500 g/l Việt Nam 7.800 16,67%
Tiêu đen loại 550 g/l Việt Nam 8.000 16,25%
Tiêu trắng Việt Nam 12.000 20,83%

Giá hồ tiêu thế giới hôm nay giảm nhẹ ở Indonesia nhưng tăng nóng ở tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường khác lại đứng yên.

Giá tiêu toàn cầu tăng mạnh là do Brazil và Việt Nam (đang quyết định nguồn cung của thế giới) có sản lượng sụt giảm vì ảnh hưởng từ El Nino gây hạn hán. Nguồn cung ở các nước Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka cũng bị hạn chế.

Theo đánh giá, về dài hạn trong 3-5 năm tới, lượng hạt tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

Những yếu tố khác ngoài cung cầu đẩy hồ tiêu tăng phi mã phải kể đến giá cước vận tải biển. Chỉ số container toàn cầu, đại diện cho giá cước vận tải container giao ngay trên các tuyến vận tải quốc tế lớn đã quay về vùng đỉnh của dịch Covid-19.

Hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica cho biết, các cảng tại khu vực Đông Nam Á đang trở thành “nút thắt nghiêm trọng nhất” đối với hoạt động vận tải hàng hải thế giới, khi 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt ở khu vực này.

Điều này đã thúc đẩy giá thành sản phẩm khiến hàng hoá tăng cao thời gian qua. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trong nước cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng tăng giá hiện nay. Thị trường hồ tiêu còn được thúc đẩy bởi lực mua tăng cao theo từng tháng từ Trung Quốc.

Như vậy, giá tiêu thế giới ngày 12/6/2024 tăng giảm trái chiều so với hôm qua.

Giá tiêu hôm nay 12/6 ở trong nước

Ở trong nước, thị trường hồ tiêu ngày 12/6 tiếp tục tăng mạnh so với hôm qua.

Cụ thể, Đắk Lắk tăng tới 9.000 đồng, thu mua hồ tiêu ở giá 179.000 đ/kg;

Tương tự, giá hồ tiêu Đắk Nông hôm nay giao dịch lên mức 180.000 đ/kg;

Giá tiêu Gia Lai hôm nay tăng lên ngưỡng 176.000 đ/kg, sau khi tăng 8.000 đồng;

Cùng mức tăng trên, thương lái Đồng Nai thu mua hồ tiêu lên giá 176.000 đ/kg;

Giá hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu đang leo lên ngưỡng 176.000 đ/kg, tăng 7.000 đồng;

Tăng 7.000 đồng, thương lái Bình Phước giao dịch hồ tiêu về giá 176.000 đ/kg.

Tỉnh thành Giá cả Tăng/Giảm
Đắk Lắk 179.000 9.000
Đắk Nông 180.000 9.000
Gia Lai 176.000 8.000
Đồng Nai 176.000 8.000
Bà Rịa - Vũng Tàu 176.000 7.000
Bình Phước 176.000 7.000

Bảng giá tiêu trong nước mới nhất ngày 12/6/2024. Đơn vị: đ/kg

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay vẫn đang tăng nóng khi tăng thêm 7.000 - 9.000 đồng. Qua đó đưa giá nông sản này dễ dàng chạm mốc kỷ lục 180.000 đ/kg

Chính đà đi lên của hồ tiêu đã kéo giá cà phê càng đi xuống. Hiện giá nông sản này đã rơi về mốc 121.000 đ/kg.

Như vậy, giá tiêu trong nước ngày 12/6/2024 đang giao dịch quanh mức 176.000 - 180.000 đ/kg.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Xóa cầu khỉ, tạo thuận lợi lưu thông, giao thương cho người dân An Điền

Bến Tre Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Agribank, cầu Vàm Cái Cát được xây dựng mới, giúp người dân xã An Điền, huyện Thạnh Phú đi lại, giao thương nông sản thuận lợi hơn.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm