Giá xăng dầu thế giới hôm nay 21/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay tại thị trường thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 4h ngày 21/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,66 USD/thùng, tăng 0,57% (tương đương tăng 0,41 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,52 USD/thùng, tăng 0,62% (tương đương tăng 0,47 USD/thùng).
Giá dầu gần như không thay đổi vào thứ năm sau khi tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần trong phiên trước, do báo cáo của ngành cho thấy lượng dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ tăng đã gây áp lực lên thị trường.
Giá dầu Brent tương lai tăng 34 cent, tương đương 0,5%, lên 76,38 USD/thùng vào lúc 14:07 GMT. Giá dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ tăng 26 cent, tương đương 0,4%, lên 72,51 USD.

Giá xăng dầu 21/2/2025: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, thế giới
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 21/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay 21/2, cụ thể, từ 15 giờ ngày 20/2, các loại xăng đồng loạt tăng, trong khi dầu biến động trái chiều.
- Giá xăng E5 RON92, tăgn 257 đồng, giá bán lẻ 20.855 đồng/lít, thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít;
- Xăng RON95-III tăng 257 đồng, giá bán lẻ 21.331 đồng/lít
- Dầu diesel 0.05S giảm 10 đồng, giá bán lẻ 19.063 đồng/lít;
- Dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, giá bán lẻ 19.513 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 183 đồng, giá bán lẻ 17.596 đồng/kg.
Về quỹ bình ổn giá xăng dầu, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Nhận định giá xăng dầu
Theo tính toán của Reuters, việc cắt giảm 30% sẽ tương đương với việc mất đi 380.000 thùng dầu mỗi ngày từ nguồn cung của thị trường. Tuy nhiên, các yếu tố khác và khả năng tăng nguồn cung dầu cũng làm gia tăng lo ngại về giá cả.
Mới đây, báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 14/2, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 4,6 triệu thùng, đạt 432,5 triệu thùng, vượt mức kỳ vọng của các chuyên gia (3,1 triệu thùng). Tuy nhiên, sự gia tăng này không đồng nhất với các sản phẩm dầu khác, khi tồn kho xăng giảm 151.000 thùng xuống còn 247,9 triệu thùng và sản phẩm chưng cất giảm mạnh 2,1 triệu thùng, chỉ còn 116,6 triệu thùng. Giảm sản lượng chế biến trong mùa bảo dưỡng tại các nhà máy lọc dầu là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này.
Mặc dù tồn kho dầu thô tăng, sự suy giảm nhẹ trong tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất đã giúp ổn định tổng lượng hàng tồn kho. Ngay sau khi thông tin tồn kho được công bố, giá dầu đã có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, yếu tố địa chính trị cũng góp phần không nhỏ vào sự tăng giá này. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine xác nhận cơ sở hạ tầng khí đốt của nước này đã bị tấn công, dẫn đến thiệt hại lớn trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, Nga cho biết lưu lượng dầu qua Liên minh đường ống Caspian giảm 30 - 40% sau khi một trạm bơm dầu chủ chốt ở Nga bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái.
Trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung, các chuyên gia của ING dự báo việc nối lại xuất khẩu dầu từ khu vực người Kurd của Iraq có thể cung cấp thêm khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày cho thị trường. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa nhận được xác nhận từ Iraq về việc tái khởi động các hoạt động xuất khẩu dầu tại khu vực này. Mối lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu cũng khiến giá dầu bị kiểm soát, đặc biệt khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu dầu.