Giá xăng dầu thế giới hôm nay 20/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay tại thị trường thế giới, ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 20/2/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,18 USD/thùng, tăng 0,56% (tương đương tăng 0,40 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,08 USD/thùng, tăng 0,32% (tương đương tăng 0,24 USD/thùng).
So với tháng trước, giá dầu các loại dù giảm song mức giảm được thu hẹp dần. Dầu thô thế giới tháng 2/2025 vẫn ghi nhận mức giảm so với tháng 1/2025, trong đó dầu WTI giảm 5,74%, trong khi dầu Brent giảm gần 4,7%. Đà giảm giá dầu thô tháng 2 đã bắt đầu thu hẹp dần so với các tháng trước đó.

Giá xăng dầu 20/2/2025: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, thế giới
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 20/2/2025
Giá xăng dầu hôm nay 20/2, cụ thể, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 20/2/2025 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 13/2 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công thương.
- Giá xăng E5 RON 92 bán lẻ 20.590 đồng/lít;
- Giá xăng RON 95-III bán lẻ 21.070 đồng/lít;
- Giá dầu diesel bán lẻ 19.070 đồng/lít;
- Giá dầu hỏa bán lẻ 19.470 đồng/ lít;
- Giá dầu mazut bán lẻ 17.770 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này Liên bộ Công thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu madút.
Như vậy, tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 7 phiên điều chỉnh, trong đó có 2 phiên giảm, 4 phiên tăng và 1 phiên trái chiều.
Nhận định giá xăng dầu
Theo các nhà phân tích thế giới, giá dầu hôm nay chịu tác động từ thông tin về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga và Ukraine, làm dấy lên lo ngại rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể thúc đẩy nguồn cung năng lượng toàn cầu, gây áp lực lên giá dầu.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho các viên chức thương mại và kinh tế nghiên cứu các mức thuế quan "có đi có lại" đối với các quốc gia áp dụng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ, động thái có thể ảnh hưởng đến thị trường năng lượng và thương mại toàn cầu.