| Hotline: 0983.970.780

Giải 'cơn khát' nước sạch nông thôn

Thứ Tư 11/12/2019 , 09:30 (GMT+7)

Sau 4 năm triển khai, chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” đã khơi thông nguồn nước hợp vệ sinh đến hàng ngàn hộ dân nông thôn.

14-58-33_nuoc-sch-bc-ging1
Từ khi nguồn nước hợp vệ sinh về thôn Quế Sơn, 100% hộ dân đăng ký sử dụng.


Đề cao hiệu quả bền vững

Ông Vương Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hòa Bình, khẳng định: Đây là dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB) nên được quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả cao nhất.

Ở những giai đoạn trước, các chương trình cấp nước hợp vệ sinh vùng nông thôn thường nặng nề về công tác đầu tư, nhiều công trình xây dựng nhưng tỷ lệ người dân sử dụng ít. Các công trình không thu đủ chi, không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên hư hỏng.

Do đó, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn chú trọng vào kết quả thực tế đạt được. Quá trình đầu tư xây dựng, mở rộng các công trình cấp nước sạch, hợp vệ sinh luôn được lồng ghép với các hoạt động truyền thông, giúp nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ quản lý vận hành và chính quyền địa phương.

Sau 2 năm triển khai, các dự án phải đảm bảo được tính bền vững thì WB mới tiếp tục giải ngân. Do đó, tất cả các dự án mở rộng quy mô cấp nước sạch đều được người dân hưởng ứng, tỷ lệ đấu nối đồng hồ nước sạch rất cao.

14-58-33_nuoc-sch-bc-ging2
Người dân Bắc Giang được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Theo ông Vương Trường Giang, trong giai đoạn từ 2016 - 2020, tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện 13 dự án cấp nước hợp vệ sinh, với tổng nguồn vốn vay WB là 167 tỷ đồng. Trong đó có 5 dự án cấp nước mới và 8 dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mở rộng quy mô.

Đến năm 2020, sẽ có khoảng 13.838 đấu nối nước mới đến các hộ dân tại địa bàn 30 xã, thị trấn tại 5 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, Hiệp Hòa. Tính đến năm 2018, số đấu nối nước mới được kiểm đếm và công nhận là 2.986, và đến hết năm 2019, dự kiến sẽ kiểm đếm thêm khoảng 4.000 đấu nối nước nữa.

Như vậy, đến năm 2020, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt trên 95%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đề ra.
 

Chất lượng nguồn nước được đặt lên hàng đầu

Công ty Cổ phần Cấp nước Hiệp Hòa (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) là một trong những đơn vị được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi của Chương trình.

Trước năm 2018, công suất thiết kế nhà máy nước sạch của công ty chỉ đạt 2.500 - 3.000m3 nước/ngày đêm, đủ cung ứng cho khoảng 3.000 hộ dân xung quanh nhà máy. Do đường ống dẫn nước được làm từ chất liệu nhựa PE nên dễ vỡ và độ bền không cao.

14-58-33_nuoc-sch-bc-ging3
Công nhân Công ty CP Cấp nước Hiệp Hòa đang đấu nối đồng hồ nước cho hộ dân thôn Thái Thọ (xã Thái Sơn).

Từ năm 2018, Công ty được vay 25 tỷ đồng từ ngân hàng WB để đầu tư nâng cấp và nâng công suất cấp nước lên 5.000m3/ngày đêm. Mạng lưới đường ống cấp nước cũng được mở rộng ra địa bàn 6 xã gồm Hùng Sơn, Hoàng Vân, Thái Sơn, Hòa Vân, Hoàng An và Thanh Vân. Đường ống dẫn nước sử dụng chất liệu HDPE, chịu áp lực cao và rất bền vững.

Dù gia đình đã đào 1 giếng khơi và 1 giếng khoan, nhưng từ cuối năm 2018 đến nay, bà Nguyễn Thị Bột (thôn Quế Sơn) sử dụng 100% nguồn nước máy. Bà Bột chia sẻ: “Nước máy rất sạch, cho vào bình lọc không có cặn bẩn. Ông Bí thư, ông Trưởng thôn trực tiếp kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước rồi nên chúng tôi yên tâm sử dụng. Chúng tôi không sợ tốn kém, vì nếu dùng nước bẩn mà bị bệnh là mất mấy chục triệu đồng ngay”.

Ông Thân Đức Thành - Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Hiệp Hòa cho biết, để kiểm soát chất lượng nguồn nước sin hoạt, chúng tôi đã ký hợp đồng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang để giám sát trực tiếp.

Trung tâm thường xuyên lấy mẫu để nghiểm định, đảm bảo tất cả các chỉ tiêu nước hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả lấy mẫu xét nghệm chất lượng nước đều được dán công khai để người dân theo dõi.

Bên cạnh đó, công ty cũng dành 1 tỷ đồng để xây dựng một giếng nước tại khu vực bãi Soi trên sông Cầu. Nước sông được thẩm thấu qua tầng cát dầy chảy xuống giếng rồi mới được bơm về khu xử lý nước sạch của nhà máy để lọc. Do đó, toàn bộ bèo rác, xác chết động vật và nguồn gây ô nhiễm đều không thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Tại thôn Đồng Tân, xã Thái Sơn, trước tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, khi nguồn nước hợp vệ sinh được đưa về các ngõ xóm, 100% người dân đăng ký lắp đặt đồng hồ nước để sử dụng.

Tại thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn có tổng số 350 hộ dân, tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mỳ (Trưởng thôn Quế Sơn) cho biết, từ tháng 12/2018 đến nay, trong thôn đã có hơn 400 đồng hồ nước được lắp đặt.

“Trước đây khi chưa có nguồn nước hợp vệ sinh từ nhà máy, nhà nào cũng phải mua bình lọc với giá 3 - 5 triệu đồng/bình) để xử lý trước khi ăn uống. Tuy nhiên, từ khi có nước sạch, chẳng ai mua bình lọc nước nữa. Vừa rồi họp chi bộ thôn, bà con đánh giá rất cao nguồn nước từ nhà máy”, ông Mỳ cho biết.

14-58-33_nuoc-sch-bc-ging4
Công nhân nhà máy nước sạch của Công ty Cấp nước Hiệp Hòa đang xử lý nguồn nước.
14-58-33_nuoc-sch-bc-ging-5
Người dân thôn Quế Sơn phấn khởi khi được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm