| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 22/03/2019 , 07:15 (GMT+7)

Cuối tháng 3/2019, Công ty CP Phân bón Bình Điền sẽ tổ chức đưa đoàn cán bộ, nhà khoa học và nông dân sang tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại Thái Lan.

07-32-11_img_0188_1

Đây là đợt đầu tiên thực hiện chương trình “Chuyên gia nhà nông- Giải pháp canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” mà công ty xây dựng trong kế hoạch phát triển dài hạn của mình.

Thành phần của đoàn chủ yếu là nông dân sản xuất giỏi được lựa chọn từ chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long qua 3 năm thực hiện (từ 2015-2017); đội nông dân giỏi tỉnh Đắk Lắk, đơn vị đoạt giải nhất Hội thi Nhà nông đua tài tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, năm 2017 và đội Gia Lai, vô địch hội thi lần thứ 7, năm 2019; đội nông dân Hà Tĩnh, vô địch Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc, lần thứ 4, năm 2017.

Nhà nông tham gia chương trình sẽ được dự một khóa tập huấn kết hợp giữa kiến thức khoa học với tham quan thực tế một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại Thái Lan, quốc gia có trình độ canh tác nông nghiệp cao nhất trong khu vực và điều kiện canh tác khá tương đồng với Việt Nam. Nông dân sẽ được huấn luyện thực hành trên thực tế để nắm vững kỹ thuật chuyên môn, có thể áp dụng tốt vào sản xuất, canh tác của mình tại Việt Nam.

Sau đó, nông dân sẽ tiếp tục được tham gia các chương trình khoa giáo và marketing để bảo đảm có đủ năng lực trở thành chuyên gia trên đồng ruộng tại địa phương. Họ sẽ là cầu nối giữa hệ thống khuyến nông với Bình Điền trong việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, những giải pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến nhất đến cộng động.

Một trong những tiêu chí đề ra của chương trình là canh tác thông minh, biến nông dân thành chuyên gia, không chỉ được nhà nông, mà các nhà khoa học và quản lý nhà nước rất tâm đắc, hưởng ứng, vì chỉ có tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức khoa học kỹ thuật thì nông dân mới có thể sản xuất có hiệu quả trong mọi điều kiện, nhất là những thách thức đang ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu.

Nông dân đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã thành nông dân @, nói như PGS.TS. Mai Thành Phụng, thành viên Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bình Điền thì: “Đã qua rồi, cái thời cầm tay chỉ việc, bây giờ nông dân phải thật sự trở thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình”.

Muốn vậy đòi hỏi họ phải được tập huấn, huấn luyện kiến thức kỹ thuật và thực hành sản xuất bằng nhiều cách thức khác nhau, mà Bình Điền đã làm rất thành công để chuyển giao kiến thức kỹ thuật phổ thông cho nông dân.

Đặc biệt chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tiến hành 3 năm, với 6 vụ canh tác lúa trên nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau tại đồng bằng sông Cửu Long, được đánh giá, tổng kết chặt chẽ, đã tạo hiệu ứng lan tỏa ra nhiều vùng trồng lúa trong cả nước; sau đó là với nhiều loại cây trồng, như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả…

Chương trình “Chuyên gia nhà nông- Giải pháp canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” mà Bình Điền đang triển khai là sự tiếp nối chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nam bộ.

Chương trình sẽ được thực hiện trên phạm vi cả nước với những nông dân có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đã tham gia những chương trình đào tạo căn bản; nhằm đào tạo và xây dựng đội ngũ nông dân thân tín của công ty có trình độ, kỹ năng tốt để vừa tự nâng cao hiệu quả canh tác của mình, vừa truyền tải được kiến thức, kinh nghiệm sản xuất tốt cho cộng đồng; xây dựng mối gắn kết thân thiết hơn nữa giữa công ty với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và bà con nông dân.

Đây cũng là dịp tốt để Bình Điền giới thiệu, quảng bá những sản phẩm phân bón mới chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nhà nông sản xuất ngày càng hiệu quả; góp phần vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

 

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất