| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển thương hiệu chè Việt Nam nhằm mở rộng thị trường XK

Chủ Nhật 25/11/2018 , 10:17 (GMT+7)

Nhiều kinh nghiệm cũng như giải pháp để phát triển thương hiệu chè Việt Nam đã được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch ẩm thực nông nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu chè Việt Nam” diễn ra mới đây tại TP. Huế, TT- Huế.

09-31-11_nh
Quang cảnh buổi Hội thảo

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, diện tích chè trong cả nước năm 2018 đạt khoảng 125 nghìn ha, trong đó chè kinh doanh 110 nghìn ha, năng suất đạt 8,5 tấn chè tươi/ha; sản xuất chè tươi 935 nghìn tấn và chè khô 210 nghìn tấn. Các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Yên Bái… Số lượng xuất khẩu chè chính ngạch năm 2018 của Việt Nam ước đạt 145 nghìn tấn với giá trị đạt 245 triệu USD, tiêu thụ trong nước khoảng 45 nghìn tấn. Doanh thu khoảng 5.500 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây.sản xuất chè cả nước không nhưng tăng cả về diện tích, năng suất , sản lượng mà còn chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Sản lượng và xuất khẩu chè Việt Nam đứng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kê Nya. Sản lượng chè xanh của Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngành chè Việt Nam đang có xu hướng tăng tỷ lệ chế biến chè xanh, chè Ô Long và giảm chế biến chè đen trong tổng cơ cấu sản phẩm chè của Việt Nam để tăng cao giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang quy hoạch diện tích trồng chè cả nước là 140 nghìn ha, cho nên còn cơ hội mở rộng thêm diện tích tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Thế nhưng ngành chè Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, ngành chè đang cần nhiều vốn và công nghệ mới để trồng chè mới thay thế chè cũ, đầu tư thâm canh, tăng năng suất tăng chất lượng và công nghiệp chế biến chè tươi ra chè khô và chế biến sâu. Chè Việt Nam lâu nay xuất khẩu dưới dạng thô cho các nước đang và kém phát triển, thị trường chè Việt Nam tại các thị trường tiềm năng là các nước phát triển hầu như không đáng kể. Ngành chè Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, không làm đảo lộn thị trường cung cầu thế giới. Đến nay nước ta cơ bản đã có và làm chủ các công nghệ chế biến ra các loại sản phẩm chè, nhưng lĩnh vực chế biến sâu còn rất hạn chế.

Tại hội thảo, nhiều kinh nghiệm và giải pháp đã được các đại biểu đưa ra để nhằm thúc đẩy sự phát triển thương hiệu chè cũng như việc quảng bá về du lịch nông nghiệp Việt Nam.

Theo ông Ramaz Chanturiya, Chủ tịch Hiệp hội chè Nga cho biết, Nga là quốc gia nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong việc xuất khẩu chè sang thị trường Nga với khoảng 9 nghìn tấn, chiếm 11%. Thế nhưng, theo ông Ramaz, giá trị chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga đang còn thấp, sở dĩ vậy vì chè Việt Nam chưa có hình ảnh đặc biệt tại thị trường nước này.

Để phát triển thương hiệu chè Việt Nam tại thị trường Nga ông Ramazcũng đã đưa ra nhưng giải pháp như: Việt Nam nên có những thay đổi mới về hình ảnh thương hiệu chè, phải xây dựng thương hiệu khác và đi trước những thương hiệu chè nổi tiếng khác trên thế giới. Cùng với đó, cũng cần có sự quan tâm đầu tư chiến lược lâu dài như: hỗ trợ xây dựng các nông trang, công ty lớn để thúc đẩy ngành chè phát triển. Cùng với đó, Việt Nam nên du nhập mạnh và chú ý phát triển thương hiệu chè ở thị trường đặc biệt như Nhật Bản hay các nước Tây Âu…

Đóng gói chè xuất khẩu (Ảnh minh họa)

Về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu chè, ông Wiliam Lee, Giám đốc điều hành ủy ban chè Hàn Quốc chia sẻ, Làm thế nào để kết hợp du lịch nông nghiệp với di sản truyền thống mà ở đó du khác có thể vào những vườn chè để trải nghiệm thực tế và tự tay hái chế biến món chè mình ưa thích. Việt Nam được biết đến là quốc gia nổi tiếng về ẩm thực cho nên việc kết hợp giữa kết hợp ẩm thực, nghệ thuật cũng quan trọng để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho du khách. Cùng với đó, cần chú trọng đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để kết nối để chia sẻ kinh nghiệm; tạo ra kênh quảng bá hữu hiệu, đây là xu hướng được các nước trên thê giới quan tâm và triển khai.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành mạnh mẽ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả cho người nông dân. Trong đó, ngành chè đang được cơ cấu lại theo hướng tăng năng suất đảm bảo về chất lượng và gia tăng giá trị xuất khẩu,sản xuất chè gắn với du lịch nông nghiệp. Cùng với đó, Chính phủ ngày càng hoàn thiện thể chế kinh tế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong đó có lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp và công nghiệp chế biến trong.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thông qua hội thảo này chúng ta có thể bàn về những cơ hội, khó khăn thách thức và đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển ngành chè theo hướng bền vững, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, đây là dịp để giới thiệu với bạn bè quốc tế, tới các địa phương trồng chè về tiềm năng và lợi thế, về thương mại và đầu tư của ngành chè Việt Nam. Chia sẻ những kinh nghiệm quý về phát triển du lịch gắn với văn hóa ẩm thực, phát triển thương hiệu chè và quảng bá về du lịch nông nghiệp, văn hóa chè Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.