| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp tăng trưởng quả cà phê đầu mùa mưa ở Tây Nguyên

Thứ Sáu 10/06/2022 , 07:15 (GMT+7)

Trong sử dụng phân bón, chăm sóc cà phê, yếu tố kỹ thuật mang tính quyết định đến hiệu quả sử dụng, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

(Tiếp theo số 111 ngày 6/6) 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân cho cà phê giai đoạn kinh doanh theo tán, có lấp phân thì hiệu quả sử dụng phân bón tăng so với bón rải theo tán, không lấp từ 10 – 20 %. Đây chính là cơ sở khoa học để nông dân giảm lượng phân bón khi bón đúng kỹ thuật (bón theo tán cây có lấp phân). So sánh việc bón rải theo tán cây và bón rải đều từ trong gốc ra đến tán cũng nhận thấy rằng, việc bón rải theo tán cây đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón từ 5 – 10% tùy điều kiện địa hình, thời tiết.

Phân bón Đầu Trâu mùa mưa của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền rất tốt cho các loại cây trồng.

Phân bón Đầu Trâu mùa mưa của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền rất tốt cho các loại cây trồng.

Bài liên quan

Một tập quán bón phân không đúng cho cà phê của nông dân hiện nay đó là bón đón mưa. Bón đón mưa chỉ thấy có hại chứ hoàn toàn không có lợi. Trường hợp bón đón mưa, nếu sau khi bón gặp cơn mưa từ 20 – 30 mm thì lượng phân hòa tan nhanh (hiện nay bà con vẫn chuộng các loại phân bón tan nhanh) sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước mặt xuống khu vực thấp hơn hoặc sông suối, từ đó gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt. Lượng phân bị mất càng nhiều nếu như đất trồng cà phê có độ dốc cao, chiều dài dốc lớn và không làm bồn hoặc làm bồn không đúng kỹ thuật.

Lượng mưa lớn, các vườn cà phê có bồn sâu, nước trong bồn nhiều sẽ hòa tan nhanh phân bón và thấm sâu xuống lòng đất kéo theo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm (đất đỏ bazan có khả năng thấm nước rất nhanh).

Các tính toán cho thấy, nếu bón phân đón mưa cho cà phê, trong điều kiện độ dốc trung bình từ 3 – 5%; chiều dài dốc khoảng 100 m, cơn mưa khoảng 25 – 30 mm thì lượng phân mất do nước cuốn trôi trên bề mặt và thấm sâu xuống lòng đất từ 18 – 30%. Đây quả là một lượng phân mất mát không nhỏ, gây lãng phí về kinh tế và có tác hại xấu tới môi trường. Trong trường hợp bón đón mưa, nhưng trời lại không mưa, hôm sau nắng, nếu nông dân không lấp phân (hiện tại có đến trên 70% nông dân bón phân không lấp) thì lượng phân bị thất thoát do bốc hơi từ 7 – 15% tùy tình hình vườn cà phê trồng không hoặc có cây che bóng.

Việc bón phân không đúng kỹ thuật cho cà phê sẽ làm thất thoát, lãng phí. Ảnh: NNVN.

Việc bón phân không đúng kỹ thuật cho cà phê sẽ làm thất thoát, lãng phí. Ảnh: NNVN.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc sử dụng các loại phân bón phù hợp, đảm bảo chất lượng thì việc bón đúng kỹ thuật, trong đó cần thay đổi tập quán bón đón mưa, bón không lấp đất để tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn duy trì được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế và góp phần thiết thực bảo vệ môi trường. Việc bón không đúng kỹ thuật nói chung có thể làm giảm hiệu quả sử dụng từ 20 – 40%.

Cần lưu ý rằng, giai đoạn đầu mùa mưa khi thời tiết không thuận lợi (có thể có các đợt tiểu hạn), độ ẩm đất thấp, cây cà phê hạn chế trong việc hấp thu dinh dưỡng để nuôi cây, quả nên hiện tượng rụng quả xảy ra, thể tích quả có nguy cơ bị nhỏ, bà con cần chú ý sử dụng các loại phân bón lá chuyên dùng (các sản phẩm phân bón của Bình Điền Mê Kông) để phun nhằm bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây, khắc phục được tình trạng rụng quả cũng như kích thước hạt cà phê nhân bị nhỏ về sau.

Cần phun ít nhất 2 lần cách nhau khoảng 15 – 20 ngày , nồng độ phun theo khuyến cáo, phun đều trên và dưới mặt lá; không phun phân bón lá khi trời nắng to. Nếu đợt tiểu hạn kéo dài, cần phải tiến hành tưới nước bổ sung và kết hợp bón phân cho vườn cà phê.

Ngoài giải pháp sử dụng phân bón như đã đề cập ở trên, bà con nông dân nên lưu ý đến giải pháp quản lý sâu bệnh hại cũng như quản lý khâu tỉa cành hợp lý.

Khi bón phân, không nên bón rải trên mặt mà phải lấp phân để hạn chế nguy cơ thất thoát. Ảnh: NNVN.

Khi bón phân, không nên bón rải trên mặt mà phải lấp phân để hạn chế nguy cơ thất thoát. Ảnh: NNVN.

Giai đoạn đầu mùa mưa, các loại sâu bệnh hại cần quan tâm theo dõi bằng cách thường xuyên thăm vườn để phát hiện các loại rệp vẩy nâu, vẩy xanh chích hút lá chồi non gây rụng quả cũng như ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây; rệp sáp hại rễ; các loại bệnh như vàng lá thối rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh nấm hồng, khô cành khô quả..., cần phát hiện sớm để có biệp pháp phòng trừ hiệu quả. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết và thuốc hóa học phải nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN-PTNT. Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc (nguyên tắc "4 đúng").

Tỉa, cắt bỏ các loại cành tăm, cành vô hiệu, cành mọc ngược vào thân; định số cành dự trữ cho vụ sau phù hợp với sức khỏe của cây và không gian của tán; đảm bảo tán cây cà phê luôn thông thoáng, hệ cành phân bố đều để đảm bảo nhận được ánh sáng đầy đủ, từ đó làm hạn chế được sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại.

Như vậy, để đảm bảo tính thích ứng với điều kiện giá cả vật tư phân bón tăng, giá sản phẩm cà phê tăng không tương ứng, yếu tố biến đổi khí hậu, bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp canh tác cà phê thông minh như sử dụng phân bón thông minh hơn kết hợp với các giải pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, giải pháp tạo tỉa vườn cà phê phù hợp. Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế; duy trì năng suất và tuổi thọ vườn cà phê; góp phần thiết thực trong việc giảm thiểu khí phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường sinh thái.

(Hết).

Xem thêm
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?