| Hotline: 0983.970.780

Giáo sư Triết học Trần Đức Thảo - nhà khoa học sáng danh

Chủ Nhật 03/11/2019 , 09:40 (GMT+7)

Triết gia Trần Đức Thảo là người tôi được nghe kể với nhiều giai thoại và ngậm ngùi, tiếc nuối.

GS Triết học Trần Đức Thảo (1917 – 1993).

Cuộc đời ông như một trích tiên biếm trần, cốt cách của ông vững vàng như tùng bách đã dạn tuyết sương, còn sự nghiệp ông để lại giống như loài cỏ ở thư viện Khang Thành của học giả Trịnh Huyền thời Đông Hán (Trung Quốc) còn thơm mãi mãi.

GS.NGND Nguyễn Đình Chú - trợ giảng của thầy Trần Đức Thảo tại trường Đại học Văn khoa năm 1957 -  tâm sự rằng được làm học trò của  nhà  triết học Trần Đức Thảo "là một may mắn lớn nhưng cũng có phần vất vả. Có điều cái vất vả thì đã qua đi, cái may mắn thì còn mãi mãi".

Ông tiếc nuối vì sai lầm của một thời đã khiến ông không còn được theo chân nối gót thầy trên con đường nghiên cứu triết học. Cái họa "dậu đổ bìm leo" đã khiến nhà giáo trẻ Nguyễn Đình Chú im lặng rồi lặng lẽ tự nghiên cứu và giảng dạy văn học.

Ông cũng không ngờ mình lại có được danh vọng cùng với học hàm, học vị, học hiệu như ngày hôm nay. Đối với ông, có được thành công này một phần là nhờ bản thân không ngừng tự phấn đấu nhưng quan trọng hơn cả, ông chịu ơn dạy dỗ, chỉ đường dẫn lối của các thầy, đặc biệt: "Thầy Trần Đức Thảo là một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, Thầy còn đáng cho nền văn hoá Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại...".

***

Năm 1951, Trần Đức Thảo "tung cánh chim tìm về tổ ấm". Một nhà trí thức siêu việt đã từ bỏ kinh thành Paris hoa lệ lại sau lưng, khước từ mọi vinh quang và tương lai huy hoàng để về Việt Nam tham gia kháng chiến đối diện với hoàn cảnh khổ cực thiếu thốn đủ thứ và cái chết nhiều khi sẵn sàng chờ đón, biết bao trí thức không chịu nổi đã dinh tê, vào thành, với thực dân Pháp.

Sự kiện này đã gây sửng sốt đối với mọi người. Chỉ có những con người với tình yêu Tổ quốc cháy bỏng mới thấu hiểu hành động này. GS Nguyễn Đình Chú cho biết, ngày đó Tổng Bí thư Trường Chinh đã cử ông Vương Hoàng Tuyên cán bộ Văn phòng Tổng Bí thư sang tận Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc đón triết gia về Việt Bắc. Bắt đầu từ đây, triết gia Trần Đức Thảo tham gia công tác tại Ban Văn - Sử - Địa Trung ương (tiền thân của Ủy ban KHXH&NVQG Việt Nam), trường Đại học Sư phạm Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Sau vụ "Nhân Văn giai phẩm", Trần Đức Thảo phải chia tay với giảng đường, lúc đó ông đang trên cương vị Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội kiêm Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Hà Nội về làm công tác dịch thuật cho NXB Sự Thật (NXB Chính trị quốc gia ngày nay).

GS Trần Đức Thảo tại ĐHSP Hà Nội (1956)

Nhập thế không thành công, triết gia lặng lẽ sống và làm việc trong mọi khó khăn tại căn hộ ở khu tập thể Kim Liên, không vợ con, không người thân bên cạnh. Với những người hàng xóm, ông nổi tiếng là người đãng trí, ngơ ngác trong các sự việc đang diễn ra trước cuộc đời. Biết bao khó khăn, thiếu thốn, nhất là thiếu thốn về tư liệu mới của tri thức học thuật nhưng ông vẫn không nản.

Từ khối óc của con người lặng lẽ đó những tác phẩm lần lượt ra đời: Sự hình thành con người; Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người; Tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức... 

Những công trình này được in tại châu Âu đã làm các nhà khoa học phương Tây kính nể. Không ít người mỏi mắt ngóng chờ Trần Đức Thảo từ Việt Nam. Một số người còn đến Việt Nam để tìm "ông Trần". Vậy mà tại Việt Nam nhiều người không rõ Trần Đức Thảo là ai, làm gì, ở đâu.

***

Một buổi tối mùa đông năm 2006, theo thư của nhà văn Thái Vũ từ TP. Hồ Chí Minh gửi ra, tôi tìm đến TS Phạm Thành Hưng cựu Tổng biên tập NXB ĐHQG Hà Nội.  TS Phạm Thành Hưng là "người đỡ đầu" cho nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo (NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006). Câu chuyện về Trần Đức Thảo đã làm tan biến không khí vốn yên tĩnh của ngôi nhà riêng ông ở trong khu tập thể Đại học Bách Khoa và làm cho chúng tôi thấy ấm áp trước những cơn gió lạnh giá của mùa đông.

Hơn 10 năm sau ngày triết gia Trần Đức Thảo về cõi thiên thu, TS Phạm Thành Hưng lo xin giấy phép xuất bản rồi bồi hồi chờ từng ngày cho đến khi sách được in ấn vẹn toàn. "Đọc sách của cụ Trần Đức Thảo khó vô cùng em ạ - ông Phạm Thành Hưng tâm sự - thế hệ trẻ các em hiện nay gần như chỉ cảm nhận được thôi. Nhưng mà đọc những bài viết về cụ mình thấy xúc động nghẹn lòng... Trong quá trình để cuốn sách đến tay độc giả gặp rất nhiều khó khăn vì những lý do tế nhị. Tuy nhiên Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) truy tặng triết gia Trần Đức Thảo đó là sự khẳng định và đánh giá công lao của Đảng - Nhà nước đối với cụ".

Một niềm vui đối với vị Tổng biên tập là ban đầu ông xin được trợ cấp cho sách trước khi in vì sợ ế nhưng khi "Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo" vừa phát hành đã tạo nên một cơn sốt. Tiếp đó là sự kiện nhà thơ Việt Phương - Thư ký riêng đầu tiên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng -  trao lại toàn bộ di cảo của triết gia Trần Đức Thảo đã gửi cụ Đồng cho NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

"Vậy là vẫn còn di sản triết học và văn hóa học thuật của Trần Đức Thảo cả Việt văn lẫn Pháp văn như chuỗi ngọc lấm bụi lịch sử, đòi hỏi sự sưu tầm, tập hợp, dịch thuật, nghiên cứu, mài dũa để làm lộ sáng tất cả", ông Phạm Thành Hưng không giấu được nỗi vui mừng xúc động.

Còn PGS Phan Ngọc (Viện Đông Nam Á) kể rằng, thuở ở An toàn khu Việt Bắc hai anh em cùng nằm chung một cái sạp trao đổi kiến thức. Đêm trước Phan Ngọc nói chuyện về triết học và văn học phương Đông, đêm sau Trần Đức Thảo dạy về triết học và văn học phương Tây.

08-48-45_trn_duc_tho_sk_2017
Lễ ra mắt sách Hành trình của Trần Đức Thảo (2017).

"Anh Trần Đức Thảo chỉ hỏi những điều sâu xa, khó, và huyền bí của triết học phương Đông thôi. Còn những cái khác anh ấy biết hết rồi".

Kết thúc câu chuyện, GS Phan Ngọc nhắc lại điều ông đã phát biểu tại hội đồng khoa học nhân dịp xét Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000):

"Có lẽ không nên bàn đến chuyện Trần Đức Thảo xứng đáng với giải  thưởng. Sự nghiệp của ông là khách quan, của cả thế giới. Trí thức Việt kiều nhìn vào cách đối xử với ông để đánh giá thái độ của Đảng đối với trí thức do phương Tây đào tạo. Một người như Trần Đức Thảo tất nhiên có những suy nghĩ riêng về học thuyết Stalin, học thuyết Mao Trạch Đông... Chỉ tiếc là ông đã thấy quá sớm. Cho nên tôi nhắc lại việc trao phần thưởng cho nhà triết học Trần Đức Thảo đã vượt ra ngoài phạm vi một giải thưởng, mà khẳng định một đường lối của Đảng ta đối với những lao động trí óc nói chung và đối với Việt kiều làm việc trí óc nói riêng".

“Từ điển các nhà triết học là một công trình đồ sộ dày 2725 trang, khổ lớn, giới thiệu thân thế và sự nghiệp các nhà triết học có tên tuổi trên thế giới từ thời cổ đại đến nay. Có những tên tuổi chỉ được dành cho dăm ba dòng, chữ nhỏ. Nhưng Trần Đức Thảo được giới thiệu tới 3 trang” (Nhà báo Hàm Châu).

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm