| Hotline: 0983.970.780

Giáo viên mầm non thời Covid-19: 'Từng ngày trôi qua thật lâu'

Thứ Năm 05/03/2020 , 17:02 (GMT+7)

Nghỉ phòng dịch kéo dài cùng học sinh, giáo viên - nhất là từ các trường tư thục - đang gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Các cô giáo trường mầm non tư thục Hương Nắng Hồng (quận Thủ Đức) bán hàng online trên facebook của mình. 

Các cô giáo trường mầm non tư thục Hương Nắng Hồng (quận Thủ Đức) bán hàng online trên facebook của mình. 

Không nguồn thu, trong khi phải trả tiền thuê mặt bằng, tiền BHXH cho giáo viên

Đối với những giáo viên mầm non tại các trường tư thục thì đây lại là khoảng thời gian thực sự khó khăn với họ.

Không có nguồn thu, nhiều nhóm trẻ, trường mầm non tư thục gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nơi phải ngưng hoạt động... vì không có tiền chi trả mọi chi phí phát sinh. Giáo viên thì phải đi bán hàng online để kiếm thêm chút thu nhập trang trải cuộc sống trong những ngày học sinh nghỉ phòng chống Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Hồng Quỳnh là chủ 6 cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức (TP.HCM) và Đồng Nai chia sẻ: “Trung bình mỗi trường vừa lương, vừa tiền thuê mặt bằng, vừa trả BHXH là khoảng 120 - 150 triệu đồng. Trong tháng 2/2020, mặt bằng các chủ cho thuê không bớt đồng nào, trong khi đó BHXH vẫn phải đóng đủ, lương giáo viên thì thương lượng với các cô, tôi chỉ trả được 50%.

Còn trong tháng 3 này, tôi cũng đang thương lượng với chủ nhà để xin trả trễ chứ khả năng họ cũng không bớt tiền.

Nếu nghỉ hết tháng 3 thì e rằng, tôi đành phải cho giáo viên nghỉ không lương, và chỉ có thể đóng BHXH cho họ. Chứ thiệt sự không thể gồng gánh nổi nữa”, chị Quỳnh tâm sự.

Cũng theo chị Quỳnh, việc ưu tiên sức khỏe của con trẻ là điều quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, chị Quỳnh cho rằng, để trẻ nghỉ ở nhà cũng không hẳn là tốt vì người lớn vẫn đi làm, vẫn đi chợ, siêu thị, vẫn có thể mang mầm bệnh về nhà. Nhiều phụ huynh vẫn phải đi gửi hàng xóm, có người thì phải chở con đến chỗ làm…

“Như vậy, vô hình chung còn làm khổ con trẻ hơn và chắc gì đã an toàn hơn khi đi học”, chị Quỳnh nói.

Chị Quỳnh cũng cho hay, trước những khó khăn của giáo viên trường mình, chị dự định cho các cô tạm thời mượn mặt bằng của trường để bán hàng kiếm thêm thu nhập, thế nhưng vốn để bán hàng “tại chỗ” cũng là một vấn đề khó khăn với các giáo viên mầm non tư thục.

Chính vì vậy, nhiều giáo viên chỉ có thể bán hàng online, ai mua thì mới lấy hàng kiếm thêm chút tiền chênh lệch trong giai đoạn khó khăn này.

Để có thể vượt qua khó khăn trong thời gian dịch bệnh, chị Quỳnh kiến nghị: “Mong được Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT quận có thể kiến nghị Sở tài chính hỗ trợ cho các Trường được vay xin trả chậm với lãi suất thấp nhằm đảm bảo đời sống giáo viên và duy trì được trường, lớp. Chứ bạn bè tôi ở các trường khác hiện đã xin giải thể và bán trường rất nhiều. Giờ tôi chỉ biết cố gắng được ngày nào hay ngày đó”.

Vệ sinh trường lớp, đồ dùng đảm bảo môi trường sạch, an toàn có thể đón trẻ trở lại trường bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Vệ sinh trường lớp, đồ dùng đảm bảo môi trường sạch, an toàn có thể đón trẻ trở lại trường bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chị Quỳnh cũng cho biết, đảm bảo môi trường sạch, an toàn để có thể đón các con trở lại trường, các cô thay nhau thường xuyên đến vệ sinh trường lớp, khử trùng tất cả đồ chơi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mới đây, Trường Mầm non Việt Mỹ (Quận 12) cũng đã ra thông báo xin ngưng hoạt động kể từ ngày 1/3/2020 vì không thể trả nổi tiền mặt bằng.

Cô giáo mầm non bán hàng online

Cô giáo Quảng Thị Hà Vi, trường Mầm Non Hương Nắng Hồng (Thủ Đức) chia sẻ: “Không có việc làm, không có thu nhập, từng ngày trôi qua lâu ơi là lâu. Tôi định kiếm thêm công việc gì để làm đỡ nhưng người ta không nhận đành phải bán hàng online kiếm thêm thu nhập để sống qua ngày. Mỗi tháng chi tiêu không biết phải xoay sở như thế nào”.

Cô Vi cho hay, cô và các đồng nghiệp còn rủ nhau đi nhặt hạt điều thuê nhưng người ta lại không mướn. Vì vậy, người thì bán bánh tráng trộn, trà sữa, nước rửa tay, cua Cà Mau, mỹ phẩm…

Các cô giáo Trường Mầm Non tư thục Hương Nắng Hồng (Thủ Đức) thay phiên nhau vệ sinh trường lớp trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các cô giáo Trường Mầm Non tư thục Hương Nắng Hồng (Thủ Đức) thay phiên nhau vệ sinh trường lớp trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

“Khủng hoảng lắm chị ạ! Đến tháng là tiền nhà trọ, tiền xe, tiền điện, tiền nước, đủ các loại tiền. Lúc đi làm thì còn trang trải được, nhưng bây giờ thất nghiệp thì cực kỳ khó khăn.

Hiện nay, tôi rao bán trên facebook những món đặc sản từ quê nhà Bình Thuận như chả cá, nước mắm, nho, chuối khô, bánh tráng… để bán hàng online.

Khách hàng chủ yếu là những người ở trọ hoặc những người quen giới thiệu. Xe để dưới quê nên những nơi gần em phải đi bộ để giao hàng, nhiều hôm nắng quá về đến nhà muốn xỉu luôn”, vừa lau mồ hôi cô Vi vừa kể.

Mong rằng, thời gian tới, tình hình dịch bệnh khả quan hơn để học sinh có thể đến lớp, cô giáo có thể đến trường, cuộc sống trở lại bình thường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm