| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 23/03/2021 , 18:33 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 18:33 - 23/03/2021

Giáo viên mệt mỏi vì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Ngoài các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, thì giáo viên muốn 'tiêu chuẩn hóa' phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo rà soát và xử lý những bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên. Sở dĩ, Chính phủ phải có động thái quyết liệt như vậy, vì hàng vạn giáo viên đang phải khốn đốn xuôi ngược trước Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD do Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành ngày 12/3, về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. 

Trong khi cả nước tích cực cải cách thủ tục hành chính, thì ngành giáo dục lại phát kiến “giấy phép con” gây phức tạp cho quá trình giảng dạy của các giáo viên. Ngoài các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, thì giáo viên muốn “tiêu chuẩn hóa” phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Để có chứng chỉ khó hiểu này, mỗi giáo viên phải nộp 3 triệu đồng để học 5 buổi online.

Thử hỏi, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp có giá trị ra sao? Theo tâm sự chua chát của nhiều giáo viên, thì cả khóa học có mức phí không nhỏ nhưng đa số kiến thức đều mang nặng tính lý thuyết và hình thức. Nghĩa là, giáo viên chỉ học để có chứng chỉ, chứ không áp dụng được vào công tác giảng dạy. Thậm chí “việc học và thi đều là làm cho có, mang tính chất đối phó để cuối cùng lấy được cái chứng chỉ hợp thức hóa quy định hết sức vô lý của cơ quan quản lý mà thôi”.

Giáo viên là một nghề đặc thù. Mỗi giáo viên chỉ cần tập trung trau dồi năng lực chuyên môn riêng biệt của mình để nâng cao trình độ, nhằm truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả hơn. Giáo viên môn thể dục hay giáo viên môn Tiếng Việt mà đòi hỏi chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học, thực sự có cần thiết không? Bây giờ lại đòi hỏi thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, quả thật là chuyện bi hài.

Các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở nhiều nội dung bồi dưỡng đã không bám sát tiêu chuẩn mà lại đưa những kiến thức thuộc về nhiệm vụ quản lý cơ sở giáo dục hoặc những kiến thức đã được học ở chương trình cao đẳng hay đại học. Những giáo viên chỉ đứng lớp thì cung cấp những nội dung về quản lý nhân sự và quản lý khoa học cho họ, để làm gì?

Không thể “tiêu chuẩn hóa” giáo viên bằng những quy định trớ trêu và ngược ngạo. Từ thực tế oái oăm của ngành giáo dục, Bộ Nội vụ cũng cần khảo sát và có phương án chỉnh sửa các loại chứng chỉ chức danh đối với đội ngũ viên chức. Bởi lẽ, có chứng chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm và cũng có chứng chỉ đơn thuần là bồi dưỡng nghiệp vụ, có chứng chỉ bắt buộc và chứng chỉ không bắt buộc.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm