| Hotline: 0983.970.780

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Chủ Nhật 28/04/2024 , 09:00 (GMT+7)

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Sự trỗi dậy của thị trường carbon thấp

Dương Mộng Minh, công nhân ở trung tâm công nghệ Thâm Quyến phía nam Trung Quốc chia sẻ rằng, cô vừa mua một phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV) để sử dụng và cô rất thích các sản phẩm có nhãn carbon thấp, ngay cả khi chúng có giá cao hơn một chút so với các sản phẩm khác. Ngoài ra, loại bỏ đũa dùng một lần khỏi đơn hàng mang đi và sử dụng cốc cà phê của riêng mình thay vì cốc dùng một lần đều đã trở thành thói quen của giới trẻ nơi đây.

“Mọi người đều có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trong khả năng của mình, điều này về lâu dài sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người”, Dương cho biết.

Không riêng Dương Mộng Minh, hiện nay ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc áp dụng lối sống ít carbon, vì nỗ lực của đất nước nhằm hiện thực hóa "mục tiêu carbon kép", nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường mở rộng cho các sản phẩm xanh.

Vương Cảnh Quân, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở thành phố Vũ Hán, luôn mang theo túi vải để tiết kiệm túi nhựa và chú ý đến nhãn carbon thấp trên sản phẩm khi mua sắm.

Nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Hoa Trung cho biết: “Tôi rất vui khi thấy trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sản phẩm có hàm lượng carbon thấp từ khăn giấy, băng vệ sinh, dầu gội, đồ nội thất, đồ gia dụng cho đến đồ công nghệ".

Hiện nay, nhiều công ty Trung Quốc đang phục vụ người tiêu dùng xanh. Mới đây một công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã cho ra mắt một chiếc tai nghe không carbon. Tai nghe Cleer ARC 3 do Công ty TNHH Điện tử Quốc Thịnh Thâm Quyến sản xuất đã đạt được chứng chỉ trung hòa carbon nhờ tối đa hóa việc sử dụng vật liệu có thể tái chế, điện xanh và thiết bị tiêu thụ điện năng thấp.

Chiếc tai nghe không carbon, Cleer ARC 3, do Công ty TNHH Điện tử Quốc Thịnh Thâm Quyến sản xuất. Ảnh: Tân Hoa Xã. 

Chiếc tai nghe không carbon, Cleer ARC 3, do Công ty TNHH Điện tử Quốc Thịnh Thâm Quyến sản xuất. Ảnh: Tân Hoa Xã. 

Ngô Hải Tuyền, chủ tịch công ty TNHH Điện tử Quốc Thịnh Thâm Quyến, cho biết để làm được điều này họ đã lấy cảm hứng từ “mục tiêu carbon kép” của quốc gia, nhằm đạt mức phát thải carbon thấp nhất vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Ông chia sẻ thêm: “Tiêu thụ carbon thấp sẽ trở thành xu hướng tất yếu khi chính phủ đưa ra các chính sách xanh và nâng cao nhận thức về carbon thấp. Tốt nhất là các công ty nên hành động sớm hơn, nắm bắt cơ hội và đón đầu xu hướng”.

Một công ty trang sức có trụ sở tại Thâm Quyến - Vàng Việt Bằng - năm ngoái đã phát hành sản phẩm vàng miếng không carbon đầu tiên bằng cách sử dụng vàng tái chế và chuyển sang sản xuất tiết kiệm năng lượng.

Theo công ty, thỏi vàng không carbon đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ người tiêu dùng và được bán hết trong vòng vài phút trong lễ hội mua sắm trực tuyến giữa năm của Trung Quốc, được gọi là lễ hội mua sắm “618”.

Nhận xét về triển vọng thị trường của các sản phẩm trung hòa carbon ở Trung Quốc, Mickael Lefebvre, giám đốc công nghệ của Công ty TNHH Điện tử Quốc Thịnh, cho biết hệ sinh thái của những sản phẩm này đang nhanh chóng bén rễ ở Trung Quốc, điều này mang lại lợi ích cho việc phát triển các sản phẩm trung hòa carbon mới.

Những năm gần đây, Trung Quốc được biết đến là thị trường xe NEV lớn nhất với doanh số bán hàng nội địa đạt 8,29 triệu chiếc vào năm 2023.

Lefebvre nói: “Nếu người tiêu dùng đã mua ô tô điện và tủ lạnh giảm khí thải thì việc họ nghĩ rằng các thiết bị khác của họ cũng cần có lượng khí thải carbon nhỏ hơn không phải là một bước nhảy lớn".

Còn ông Giang Trạch Xuyên đang làm việc tại phòng sinh thái và môi trường Thâm Quyến, cho rằng lối sống ít carbon ngày càng phổ biến là nhờ sự hướng dẫn của chính phủ, sự đổi mới của doanh nghiệp và sự tham gia của công chúng. Bởi ông cho rằng trước tiên, chính phủ sẽ hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp. Sau đó, sẽ khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm đó và hình thành thói quen tiêu dùng ít carbon.

Các phương tiện sử dụng năng lượng mới đang sạc tại một trạm sạc ở huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Các phương tiện sử dụng năng lượng mới đang sạc tại một trạm sạc ở huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Lối sống thấp carbon

Triệu Thành Châu, một cư dân Bắc Kinh 30 tuổi, đã hình thành thói quen đi xe đạp ở quãng đường ngắn. Ông cho biết: “Ở một đô thị như Bắc Kinh, đi xe đạp thường thuận tiện hơn là lái xe. Hơn nữa, tôi hy vọng nó có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon của cá nhân mình sử dụng để góp phần xã hội giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên".

Lối sống ít các bon ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Lối sống ít các bon ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hellobike, một trong những công ty chia sẻ xe đạp hàng đầu ở Trung Quốc, cho biết dịch vụ sử dụng xe đạp của họ bao phủ hơn 500 thành phố ở Trung Quốc, với số người dùng đăng ký vượt quá 600 triệu.

Sở Nhất Quần, phó chủ tịch Hellobike cho biết, đến cuối năm 2023, công ty đã tích lũy được hơn 42 tỷ km quãng đường đạp xe, tương đương với việc giảm 1,9 triệu tấn lượng khí thải carbon. Theo báo cáo, khách hàng của Hellobike thường có độ tuổi từ 20 đến 45 với mục đích sử dụng chính bao gồm đi lại, kết nối với phương tiện giao thông công cộng, thư giãn và giải trí”.

Thế hệ trẻ đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến lối sống ít carbon. Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Mạng lưới Hành động Khí hậu Thanh niên Trung Quốc, 95% sinh viên đại học được phỏng vấn trong độ tuổi từ 18 đến 24 tán thành lối sống ít carbon, trong khi 62% trong số họ sẵn sàng trả giá cao hơn vì mục đích bảo vệ môi trường.

Hơn nữa giới trẻ Trung Quốc ngày nay có thế giới quan rộng hơn, đạo đức và ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường. Đồng thời họ cũng nhận thức được rằng không chỉ có ích cho môi trường, giúp đất nước hoàn thành mục tiêu "carbon kép" mà còn mang lại lợi ích cho chính bản thân mình. 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm