| Hotline: 0983.970.780

Thế giới cổ tích của làng người lùn bí ẩn

Thứ Hai 01/01/2024 , 07:26 (GMT+7)

Ngôi làng ‘người lùn’ bí ẩn ở Trung Quốc tưởng chỉ tồn tại trong truyện cổ tích mà thôi. Nơi đây là địa điểm du lịch rất được chú ý ở đất nước tỷ dân.

Làng Dương Minh Tự nằm ở một vùng núi hẻo lánh cách huyện Tự Trung ở trung tâm tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khoảng 60km về phía đông nam, được mệnh danh là “làng người lùn”. Điều làm nên sự đặc biệt của ngôi làng này là hầu hết người dân trong làng đều chưa cao đến 1m, chiều cao trung bình từ 1m trở xuống, đa số đều cao 80cm.

Những người già trong làng Dương Minh Tự có chiều cao như dừng lại ở lúc 8 tuổi.

Những người già trong làng Dương Minh Tự có chiều cao như dừng lại ở lúc 8 tuổi.

Theo già làng Luo Luodhan, vào những năm 1930, dân làng thường cảm thấy đau ở các khớp như hông, đầu gối và mắt cá chân, sau khi những cơn đau liên tục bắt đầu, dân làng ngừng phát triển. Tình trạng bệnh lạ này kéo dài đến khoảng năm 1954 rồi dần chấm dứt. Nhưng vào những năm 1960 và 1970, thanh thiếu niên trong làng lại bắt đầu bị đau khớp. 

Nơi đây, người trưởng thành chỉ cao trung bình từ 80 - 120cm.

Nơi đây, người trưởng thành chỉ cao trung bình từ 80 - 120cm.

Dân làng cũng biết đây là một căn bệnh có di truyền nhưng trình độ y tế lúc đó còn tương đối thấp, nguyên nhân của căn bệnh lạ vẫn chưa được tìm ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh này được gọi là “bệnh lùn”. Người mắc bệnh này trên thế giới đã phát hiện nhiều nhưng không có tính tập trung như làng Dương Minh Tự.

Vào tháng 1/2008, Cục Y tế huyện Tư Trung đã ủy quyền cho Bệnh viện Nhân dân huyện tiến hành kiểm tra X-quang đối với những người lùn ở làng Dương Minh Tự. Phim chụp X-quang cho thấy rõ ràng các khớp cơ thể không chỉ là dị tật mà khe hở giữa khớp háng và chỏm xương đùi không tồn tại, được dính chặt với xương chậu. Những thay đổi về cơ thể này khiến sự tăng trưởng bị hạn chế, biểu hiện chính là chiều cao ngừng phát triển.

Các chuyên gia quyết định thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh lạ ở làng Dương Minh Tự.

Các chuyên gia quyết định thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh lạ ở làng Dương Minh Tự.

Các chuyên gia đã quyết tâm về làng Dương Minh Tự để nghiên cứu nguyên nhân. Sau khi kết hợp các tài liệu lịch sử và các chuyến tham quan thực địa, họ cho rằng nguyên nhân khiến dân làng nơi đây trở nên thấp bé có thể liên quan đến thực phẩm từ những năm 1930.

Theo ghi chép lịch sử, vào những năm 1930, lượng mưa ở Tứ Xuyên tăng cao, điều kiện sống thấp, lúa mì, khoai lang, ngô… được dân làng Dương Minh Tự thu hoạch rất dễ bị nấm mốc và sản sinh ra một loại nấm tên là nấm Fusarium. Vào thời điểm đó, quan niệm vệ sinh chưa cao, trình độ kinh tế chưa phát triển nên dân làng hay ăn phải một số thực phẩm bị mốc.

Được biết loại nấm Fusarium sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ sinh ra độc tố lắng đọng trong cơ thể và ức chế sự phát triển của mô sụn, khiến xương khớp sẽ ngừng phát triển, các bộ bận phát triển chậm, cuối cùng dẫn đến bệnh thiếu máu cục bộ khớp háng. Vì vậy, trong ảnh chụp X-quang của dân làng Dương Minh Tự, đỉnh đầu xương đùi biến mất và khe hở cũng biến mất.

Người dân làng Dương Minh Trị đã phải sống trong mặc cảm tự ti về ngoại hình và tách biệt với thế giới. Có thể nói, mỗi người dân làng đều lớn lên trong sự chế giễu và phân biệt đối xử. Vì vậy, cư dân của làng Dương Minh Tự hiếm khi rời khỏi làng và phần lớn thời gian ở lại trong làng.

Người dân xây dựng các ngôi nhà của mình theo truyện cổ tích. 

Người dân xây dựng các ngôi nhà của mình theo truyện cổ tích. 

Sau giải phóng, chất lượng cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện rất nhiều. Ngày nay một số thanh niên sẵn sàng ra ngoài làm việc và sinh sống, ngôi làng cũng được trang bị hoàn chỉnh với lực lượng an ninh trật tự riêng. Đồng thời người dân nơi đây còn quyết định xây dựng các ngôi nhà của mình theo truyện cổ tích, biến nơi đây trở thành điểm thu hút khách du lịch, tạo ra thu nhập cho bản thân.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm