| Hotline: 0983.970.780

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Thứ Ba 02/04/2024 , 11:13 (GMT+7)

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Thú cưng là một thành viên gia đình

Triển lãm Petfair Vietnam 2024 diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM) đánh dấu bước đột phá của ngành công nghiệp thú cưng được tổ chức ở Việt Nam. Tham gia triển lãm có hơn 200 đơn vị đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Lithuania, Philippines, Campuchia, Indonesia...), đã đem đến trưng bày công nghệ sản xuất sản phẩm thú cưng và hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng như thực phẩm, đồ chơi, thời trang, dịch vụ y tế, chăm sóc thú cưng.

Triển lãm Petfair Vietnam 2024 diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM). Ảnh: MS.

Triển lãm Petfair Vietnam 2024 diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM). Ảnh: MS.

Ông Nguyễn Bá Vinh - Trưởng Ban tổ chức triển lãm cho biết: “Ngành công nghiệp thú cưng hiện đang phát triển rất nhanh chóng và có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam khi mà cộng đồng người nuôi thú cưng đang ngày càng tăng và đa dạng hơn. Thú cưng ngày nay cũng được “nhân cách hóa” và trở thành một thành viên trong gia đình nên càng mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng phát triển”.

Việt Nam được đánh giá là nơi có ngành công nghiệp thức ăn cho thú cưng phát triển nhanh nhất và sự hiện diện đáng kể của những nhóm thanh thiếu niên với tư cách là “cha mẹ” của thú cưng cũng là một trong những yếu tố độc đáo thúc đẩy thị trường thức ăn cho thú cưng trong nước rất rộng mở.

Theo Chi hội Thú y thú nhỏ Việt Nam, thị trường các vật dụng chăm sóc thú cưng tại Việt Nam có nhiều nét tương đồng với thị trường Trung Quốc và cũng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Nếu trước kia chó, mèo chỉ được coi như công cụ trông nhà, bắt chuột, thì những năm gần đây, ngày càng nhiều người coi thú cưng như một thành viên trong gia đình.

Thú cưng ngày nay cũng được 'nhân cách hóa' và trở thành một thành viên trong gia đình nên càng mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng phát triển. Ảnh: MS.

Thú cưng ngày nay cũng được “nhân cách hóa” và trở thành một thành viên trong gia đình nên càng mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng phát triển. Ảnh: MS.

Cộng đồng người nuôi thú cưng tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 2016 - 2021, ước tính số lượng thú cưng tại Việt Nam tăng từ 21 triệu lên 27 triệu con, chủ yếu là chó, mèo, hamster, thỏ. Còn riêng với chó, mèo, hiện có khoảng 11,8 triệu con và dự kiến đến năm 2027, con số này sẽ tăng lên 16 triệu con.

Petfair Vietnam 2024 đã mang tới cho khách tham quan một cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng các sản phẩm dành cho thú cưng, từ nguyên liệu thô, các kỹ thuật chế biến và sản xuất mới nhất, cho đến các giải pháp đóng gói và sản phẩm cuối cùng. Triển lãm cũng giới thiệu đa dạng thức ăn chế biến sẵn cho thú cưng, vừa giúp vật nuôi đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, dễ hấp thu trong môi trường khí hậu và điều kiện sống ở Việt Nam, vừa giúp thú cưng lông mượt, ít mùi hôi…

Ngành công nghiệp thú cưng cho lợi nhuận lớn

Là hiệp hội hàng đầu trong ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc, CPIA thúc đẩy sự phát triển của ngành này và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Bà Cheng Yang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thú cưng Trung Quốc chia sẻ: “Triển lãm về thú cưng ở Việt Nam lần này đã tiếp đón khoảng 200 nhãn hàng đem đến Việt Nam và chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp từ các nước trên thế giới đến Việt Nam, bởi vì ngành thú cưng Việt Nam cũng đã trở thành một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận lớn”.

Triển lãm về thú cưng ở Việt Nam 2024 đã tiếp đón khoảng 200 nhãn hàng đến Việt Nam. Ảnh: MS.

Triển lãm về thú cưng ở Việt Nam 2024 đã tiếp đón khoảng 200 nhãn hàng đến Việt Nam. Ảnh: MS.

Theo bà Cheng Yang, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, thị trường kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Trung Quốc vẫn “ăn nên làm ra”. Ở Trung Quốc, thú nuôi cũng được xem là một thành viên không thể thiếu trong các gia đình và được chăm sóc rất cẩn thận, kể cả về dịch bệnh cũng rất được quan tâm.

Thậm chí nhiều người Trung Quốc còn không ngại chi mạnh tay mua sắm hay sử dụng các dịch vụ xa xỉ nhằm phục vụ tốt nhất cho thú cưng của mình. Trong đó khách sạn lưu trú là một trong những dịch vụ “hot” và màu mỡ nhất, khi một đêm gửi thú cưng vào đây có thể đắt đỏ ngang khách sạn 4 sao cho người. Thú cưng thường đến khách sạn nghỉ dưỡng khi chủ nhân của chúng đi du lịch hoặc công tác xa; đồng thời các dịch vụ y tế, khám bệnh cho thú cưng cũng được nhiều chủ nhân có điều kiện quan tâm và thường cho thú cưng của họ đi khám sức khỏe định kỳ, tập yoga, masage… nâng cao sức khỏe.

Với những người độc thân làm việc ở các thành phố lớn, thú cưng như một liệu pháp tinh thần giúp họ cảm thấy bớt cô đơn. Đôi khi họ còn coi chúng như con của mình, cùng ăn cùng ở, sinh hoạt trong một gia đình. Ảnh: MS.

Với những người độc thân làm việc ở các thành phố lớn, thú cưng như một liệu pháp tinh thần giúp họ cảm thấy bớt cô đơn. Đôi khi họ còn coi chúng như con của mình, cùng ăn cùng ở, sinh hoạt trong một gia đình. Ảnh: MS.

Do nắm bắt được nhu cầu của thị trường, các tiệm tỉa móng, tạo kiểu lông, chăm sóc chuyên sâu cho thú cưng ở khu vực đô thị đang mọc lên như nấm trong những năm gần đây. Lý giải nguyên nhân người trẻ sẵn sàng dốc cạn hầu bao cho thú cưng, bà Cheng Yang cho hay, do xu hướng các bạn trẻ kết hôn muộn ngày càng tăng mạnh. Với những người độc thân làm việc ở các thành phố lớn, thú cưng như một liệu pháp tinh thần giúp họ cảm thấy bớt cô đơn. Đôi khi họ còn coi chúng như con của mình, cùng ăn cùng ở, sinh hoạt trong một gia đình.

Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều ngành mới liên quan đến thú cưng như dịch vụ chăm sóc tại nhà, cắt tỉa, làm đẹp… cũng sẽ là các ngành nghề hứa hẹn dẫn đầu xu thế này trong tương lai. Ảnh: MS.

Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều ngành mới liên quan đến thú cưng như dịch vụ chăm sóc tại nhà, cắt tỉa, làm đẹp… cũng sẽ là các ngành nghề hứa hẹn dẫn đầu xu thế này trong tương lai. Ảnh: MS.

Dự kiến năm 2024, với tiềm năng hồi phục của cả nền kinh tế, ngành công nghiệp thú cưng Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm đà phát triển. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều ngành mới liên quan đến thú cưng như dịch vụ chăm sóc tại nhà, cắt tỉa, làm đẹp… cũng sẽ là các ngành nghề hứa hẹn dẫn đầu xu thế này trong tương lai.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Global Market Insights, ngành công nghiệp thú cưng toàn cầu tăng trưởng kép, ngoạn mục từ 18 - 20%. Năm 2022, thị trường sản phẩm tiêu dùng cho vật nuôi trong gia đình có tổng giá trị toàn cầu 261 tỉ USD. Con số này được ước tính có thể vượt mức 350 tỉ USD trước năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng đầu hiện thuộc về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm